Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững 

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho mọi người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng trong khi vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên,…

 

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt nam tổ chức Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ Quốc tế ISG 2022 với chủ đề “Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam”.

 Quang cảnh Hội nghị (Ảnh: M.L)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong gần 1 năm qua, Bộ NN&PTNT phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng dự thảo “Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” và “Đề án thành lập Trung tâm kết nối đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm Việt Nam” để liên kết các mạng lưới đổi mới trong nước và quốc tế và nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ số để phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng trên quan điểm sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường; phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với bảo tồn tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là rất quan trọng, nhằm đảm bảo cho mọi người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng trong khi vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với tư duy đổi mới và cùng hành động, Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan, các đối tác quốc tế sẽ triển khai đồng bộ hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam.

Tại Hội nghị, ông Rémi Nono Womdim – Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cho rằng, nông nghiệp toàn cầu thời gian tới sẽ phải đối mặt với những thách thức về gia tăng của dân số toàn cầu; nguồn lực về đất đai, tài nguyên nước và năng lượng bị hạn chế; tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng xung đột chính trị ở một số quốc gia,… đòi hỏi nông nghiệp phải chuyển đổi mô hình sản xuất lương thực và thực phẩm cũng như mục tiêu tăng trưởng.

Theo đó, cần tranh thủ các kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được từ quá trình triển khai các chương trình, các dự án, qua đó, xây dựng một tầm nhìn chung giữa các quốc gia và phương pháp tiếp cận mang tính tổng thể cho việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp, đảm bảo các hệ thống lương thực đáp ứng được nhu cầu của người dân hiện nay cũng như các thế hệ tương lai.

Chương trình hỗ trợ Quốc tế ISG 2022 là diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao được tổ chức hàng năm giữa Bộ NN&PTNT với các đối tác quốc tế và các bên có liên quan nhằm chia sẻ các chủ trương chính sách và thảo luận về các vấn đề mà các bên cùng quan tâm để thúc đẩy hỗ trợ, hợp tác trong thực hiện các cam kết quốc tế và các mục tiêu phát triển của Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng./.

 
B.T
640 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 847
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 847
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87002513