Chung tay ‘Giải cứu đại dương’, cùng làm sạch bãi biển 

(Chinhphu.vn) - Sự kiện dọn rác “Giải cứu đại dương” không chỉ làm sạch bãi biển, trả lại cảnh quan môi trường, mà còn hướng tới việc nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của rác thải đối với sự sống, từ đó thay đổi hành vi sử dụng và thải loại rác nhựa ra môi trường.

 

Các nguyện viên chung tay làm sạch bãi biển Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Sáng 7/8, tại TP. Đà Nẵng, gần 1.000 tình nguyện viên đã tham gia sự kiện “Giải cứu đại dương”, chung tay cùng làm sạch bãi biển. Sự kiện do TP. Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức.

Hiện nay, các hệ sinh thái biển và đại dương đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi rác thải nhựa. Mỗi năm có thêm khoảng 8 triệu tấn rác thải đổ vào đại dương, dẫn đến tổng số rác nhựa tích tụ là 150 triệu tấn. 80% số rác nhựa có nguồn gốc từ đất liền. Việt Nam là một trong những quốc gia thải ra biển lượng rác nhựa lớn nhất thế giới.

Sự kiện dọn rác “Giải cứu đại dương” không chỉ nhằm cùng Đà Nẵng làm sạch bãi biển, trả lại cảnh quan môi trường, mà còn hướng tới việc nâng cao nhận thức của tất cả các bên về thực trạng, tác hại của rác thải đối với sự sống, từ đó thay đổi hành vi sử dụng và thải loại rác nhựa ra môi trường.

Anh Lê Hùng Vũ, một tình nguyện viên đến từ Tiền Giang chia sẻ, việc dọn sạch bãi biển không chỉ góp phần trả lại cảnh quan môi trường, mà còn giảm thiểu chất thải độc hại cho sinh vật biển, từ đó cũng giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta.

“Chúng ta cần xây dựng thói quen phân loại rác thải tại nguồn và ngưng đổ rác thải ra môi trường. Đây là giải pháp lâu dài giúp bảo vệ môi trường bền vững, ngăn chặn rác thải, nhất là rác thải nhựa đổ ra biển”, anh Lê Hùng Vũ chia sẻ.

Khảo sát gần đây của WWF-Việt Nam về hiểu biết, thái độ và thực hành liên quan tới sử dụng và xả thải rác thải nhựa, với sự tham gia của trên 2.000 lượt người, cho thấy “dọn vệ sinh bãi biển” là hoạt động được lựa chọn tham gia nhiều nhất nhằm giảm thiểu rác thải nhựa xả ra môi trường (81%) và hầu hết đều cho rằng giảm thiểu rác thải nhựa là trách nhiệm của mỗi cá nhân (89,4%).

Dọn rác bãi biển cũng được coi là hoạt động có ý nghĩa, giúp thay đổi nhận thức và thói quen của người tham gia sự kiện, đồng thời khích lệ sự tham gia của các thành viên trong các sự kiện tương tự trong tương lai.

* Trước đó tại Quảng Ngãi, hàng trăm tình nguyện viên cũng đã ra quân thực hiện dự án “Tử tế với Sa Cần” với chiến dịch 400 giờ làm sạch bãi biển.

Đây là dự án cộng đồng, được phát động trên mạng xã hội của những người hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa.

Tại lễ ra quân, Ban Tổ chức đã tặng quà cho 400 hộ dân trong vùng dự án để hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, phân loại, tái chế rác, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Lưu Hương

331 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 739
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 739
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77378126