Chung tay thay đổi bức tranh môi trường từ mô hình "thu gom rác thải tự quản" 

Cam An là một xã vùng ven đô thuộc huyện Cam Lộ, dân cư khá đông, có chợ Tư Sòng, các trường học và làng nghề truyền thống làm bún nên lượng rác thải ra môi trường khá lớn. Trong những năm trước đây tình trạng ô nhiễm môi trường từ các ao, hồ, sông suối, kênh mương, chợ, nước thải làm bún...từ khi Hội Liên hiệp (LHPN) xã Cam An thành lập mô hình “Tổ thu gom rác tự quản” đã hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần cùng toàn xã thay đổi bức tranh môi trường nông thôn mới ngày càng Xanh - Sạch - Đẹp.

Vào một ngày cuối tháng 3, tôi có dịp về xã Cam An, nhìn quang cảnh đường làng ngõ xóm sạch đẹp, sự đổi thay của những làng quê xanh, được biết đó chính là sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, của cộng đồng, trong đó vai trò tích cực của Hội LHPN xã Cam An, rõ nét nhất là mô hình “Tổ thu gom rác thải tự quản”. Nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với việc nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sống,  góp phần hoàn thành tiêu chí vệ sinh môi trường trong xây dựng Nông thôn mới, Hội Phụ nữ xã Cam An đã tập trung xây dựng  và đẩy mạnh thực hiện mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác  tự quản”.

Bước đầu thành lập mô hình gặp rất nhiều khó khăn bởi  nhiều hôi viên chưa ý thức về việc phân loại và xử lý rác thải, thực hiện theo kiểu “mạnh ai người ấy làm”, có hộ cho tất cả các loại rác vào một bao nơi  nào có đất trống thì mang rác đến đổ. Hội LHPN xã Cam an đi từng ngõ, tổ chức nhiều cuộc họp chi  Hội để tuyên truyền,

Chuyển tải các nội dung về bảo vệ môi trường, mục đích, ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", 19 tiêu chí vè xây dựng nông thôn mới, về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường... hội viên, phụ nữ đã đồng ý tham gia thực hiện mô hình.hội viên, phụ nữ đã đồng ý tham gia thực hiện mô hình. Tổ thu gom được thành lập từ năm 2012, gồm có 10  thành viên, thu gom trên địa bàn 10 khu dân cư. Chị Chủ tịch Hội LHPN xã làm tổ trưởng, phân công thành viên phụ trách địa bàn thu gom. Định kỳ hàng quý tổ chức trực báo, họp đột xuất khi cần thiết nắm bắt tình hình hoạt động của từng địa bàn, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thu gom rác thải.

 Để tổ thu gom rác thải hoạt động tốt, Hội LHPN xã đã xây dựng qui chế hoạt động, tổ chức triển khai quy chế thu gom rác thải trong địa bàn khu dân cư, tập huấn  phân loại rác thải cho hội viên phụ nữ trên địa bàn xã. Hội viên phụ nữ cùng nhau ký cam kết, bắt tay thực hiện phân loại rác thải, rác hữu cơ đào hố chôn sâu sau đó trồng cây, lại tiếp tục đào hố khác chôn lấp rác đợi hoai, phân hủy tiếp tục trồng cây vào đó, tạo cây xanh, cây ăn quả vừa đảm bảo môi trường xanh, tăng thu nhập cho gia đình. Các loại rác thải tái chế  được phân loại thu gom bán phế liệu nên đã hạn chế được lượng rác thải từ việc kinh doanh buôn bán, làng nghề thải ra, dần dần tạo thói quen cho hội viên phụ nữ  đổ rác đúng nơi và thời gian quy định. Công tác thu gom rác thải được các thành viên trong tổ thực hiện một cách nhiệt tình, trách nhiệm, cùng với việc thu gom rác thải các chị còn là  những tuyên truyền viên để tuyên truyền vận động bà con thực hiện tốt  tiêu chí  “Nhà sạch, bếp sạch, ngõ sạch” của cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, tuyên truyền thực hiện phong trào “Phụ nữ Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Những hoạt động tích cực của các thành viên trong tổ thu gom và bắt tay vào cuộc của hội viên, phụ nữ  đã minh chứng trước  cảnh quan môi trường hôm nay. Trước đây rác chưa được thu gom gây ô nhiễm môi trường rất lớn, dọc các tuyến đường quốc lộ 1A, các tuyến đường liên thôn liên xóm, các khu vực gần chợ, gần trường học đâu đâu cũng có rác thải, không những ảnh hưnởg đến sức khoẻ con người mà còn làm ảnh hưnởg đến cảnh quan thôn xóm. Từ khi có tổ thu gom rác môi trường sống được cải thiện đáng kể. Mô hình cũng đã tạo việc việc làm, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ, giúp một số chị em khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Để tổ thu gom rác được tồn tại lâu dài, các thành viên có việc làm, thu nhập ổn định, Hội LHPN xã đã tham mưu với UBND xã ký hợp đồng lao động với các thành viên trong tổ thu gom rác. Đồng thời các thành viên trong tổ được tập huấn và hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom như cào, xẻng, ủng, găng tay, khẩu trang, áo quần bảo hộ lao động và thẻ bảo hiểm y tế hàng năm và những vật dụng khác, hoạt động của tổ thu gom rác thải không những góp phần làm sạch đẹp cảnh quan môi trường mà còn giải quyết việc làm ổn định cho 10 lao động với mức phụ cấp mỗi tháng từ 1,5 đến  2 triệu đồng, trích từ nguồn đóng góp của các hộ gia đình.

Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Cam An, huyện Cam Lộ đạt kết quả  tốt hơn phải kể đến vai trò của Hội LHPN xã Cam An, của “Tổ thu gom rác thải tự quản”. Ghi nhận từ mô hình này đồng chí Đặng Thị Lý, Chủ tịch Hội LHPN huyện Cam Lộ cho biết: “Mô hình đã có tác dụng lan tỏa, góp phần thực hiện các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương, được cấp ủy, chính quyền và Hội cấp trên ghi nhận đánh giá cao”. 

Trong thời gian tới, Hội LHPN xã Cam An tiếp tục duy trì hoạt động mô hình có hiệu quả, đồng thời hướng đến tập trung xây dựng, nhân rộng mô hình mới như: “Đường sáng, rác sạch, nhà hạnh phúc”, “Đường hoa yêu thương”, “Xanh hóa đường  làng”, “Xanh hóa khu dân cư, hội trường thôn”... góp phần cùng toàn xã phấn đấu đạt các tiêu chí trong Xây dựng Nông thôn mới, trong đó góp phần thực hiện hiệu quả tiêu chí 17  về Môi trường, tập trung xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Phương Thiện (Hội LHPN tỉnh Quảng Trị)

1134 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 581
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 581
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87010798