Chung tay hành động phòng, chống mua bán người 

Với vị trí địa lý đường biên giới trên đất liền giáp hai tỉnh Salavan và Savannakhet của Lào, có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Cửa khẩu quốc tế La Lay, là cầu nối với các nước trong khu vực qua hành lang Đông Tây trên Quốc lộ 9: Việt Nam - Lào - Thái Lan – Myanmar. Đây vị trí thuận lợi cho quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, hội nhập với các nước trong khu vực nhưng cũng gia tăng nguy cơ về các loại tội phạm hình sự, kinh tế, mua bán người, ma túy…Trước tình hình đó, cùng với các ngành chức năng, các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh đã có nhiều hoạt động phòng, chống tình trạng mua bán người qua biên giới.

Trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thủ đoạn của tội phạm mua bán người có xu hướng tinh vi hơn, sử dụng mạng xã hội nhiều hơn nên công tác phòng, chống cũng khó khăn hơn. Các cấp Hội phụ nữ đã chung tay hành động, có nhiều hoạt động phòng, chống mua bán người phù hợp trong mùa dịch Covid-19. Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa phòng chống mua, bán người được tăng cường thực hiện. Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh tổ chức 5 điểm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tại 5 xã nằm trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” của huyện Hướng Hóa và Đakrông. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các buổi sinh hoạt Hội, câu lạc bộ, nhóm với nhiều nội dung như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các phương thức, thủ đoạn hành vi mua bán người và một số chính sách đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...

Các cấp Hội thường xuyên nắm tình hình để cung cấp cho các lực lượng chức năng các nguồn tin về các hành vi có dấu hiệu tội phạm về mua bán người, di cư trái phép trên địa bàn. Hội LHPN các xã vùng biên tích cực nắm bắt thông tin, dư luận xã hội, góp phần cùng với địa phương ngăn chặn tội phạm mua bán người. Duy trì thực hiện có hiệu quả các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng nhằm chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán trở về. Đến nay, có 610 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, được chính quyền công nhận. Tiếp tục duy trì hoạt động của 4 nhà tạm lánh tại thư viện phụ nữ xã Triệu Đông (huyện Triệu Phong), xã Mò Ó (huyện Đakrông), xã Tân Thành và Hướng Tân (huyện Hướng Hóa). Nhà tạm lánh là địa chỉ tin cậy giúp chị em trở về tái hòa nhập cộng đồng. Chị Hồ Thị Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Mò Ó chia sẻ: “Mô hình nhà tạm lánh thực sự trở thành ngôi nhà bình yên, là điểm tựa nâng đỡ chị em, phần nào giúp chị em tạm lánh, an tâm, ổn định tinh thần”.          

Trong thời gian tới, các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh tiếp tục quán triệt, hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, duy trì nhân rộng mô hình, cách làm hay, hiệu quả, phối hợp hỗ trợ các gia đình khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, có nguy cơ là nạn nhân của mua bán người thông qua đào tạo nghề, hỗ trợ khởi  nghiệp…góp phần tích cực cùng toàn xã hội ngăn ngừa và làm giảm tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em trên địa bàn, chung tay vì một cộng đồng không còn nạn mua bán người, góp phần giữ vững an ninh trật tự địa phương. Phương Thiện

772 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 817
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 817
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77244969