Chuẩn bị nhanh tất cả các kịch bản ứng phó làn sóng thứ 2 

(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế khuyến cáo, từ nay đến ngày 15/4, cả hệ thống chính trị bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh tất cả các kịch bản, các giải pháp để chuẩn bị cho làn sóng thứ 2 lây nhiễm COVID-19 mà hiện nhiều nước đang phải đối phó rất vất vả.

 

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, tính đến 9h ngày 7/4/2020, trên thế giới dịch bệnh COVID-19 đã lan ra 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, với 1.345.653 người mắc, 74.644 người tử vong. Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 14.068, số ca tử vong là 468.

Hiện Việt Nam đứng thứ 99/210 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN với 245 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong. Trong đó 95 ca được công bố khỏi bệnh; 150 ca bệnh đang được điều trị.

 

Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hiện có 3 ca nặng, trong đó 2 ca đang thở máy, lọc máu là BN19 và BN161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (BN19 đã có tiến triển, kết thúc ECMO lúc 12h20 ngày 4/4/2020);

 

Đang chú ý, BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập và ECMO.

 

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-COV-2: 32

 

Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-COV-2: 30 ca.

 

Dự kiến trong ngày 7/4 có 18 bệnh nhân sẽ được công nhận khỏi bệnh (tính đến chiều ngày 6/4, Việt Nam đã công bố khỏi bệnh/xuất viện cho 95 ca bệnh mắc COVID-19 điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước).

Dự kiến hôm nay (7/4) sẽ có thêm 18 bệnh nhân khỏi bệnh.


Dịch bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm, có thể bùng phát bất cứ lúc nào

Nhận xét về tình hình phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế cho rằng, những ngày qua, Việt Nam có ít ca nhiễm mới hơn, số ca khỏi bệnh ngày càng nhiều, một số bệnh nhân nặng tiến triển tích cực, nhiều người ca ngợi trình độ của y tế Việt Nam.

Việc triển khai Chỉ thị 16 được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là rất hiệu quả, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chuyển động xã hội vừa qua rất lớn, có thể nói là thay đổi cả nếp sống để ngăn ngừa dịch bệnh.

Tuy nhiên, dịch bệnh hiện đang trong giai đoạn nguy hiểm, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, các địa phương cần làm đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội nhằm làm chậm, không để dịch lây lan trong cộng đồng, giữ vững thế chủ động chống dịch. Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống COVID-19.

Bộ Y tế nhấn mạnh: Chiến lược phòng chống hiện nay trong giai đoạn 3 là cách ly xã hội, tìm kiếm ca bệnh, khoanh vùng dập dịch và điều trị hay nói cách khác là khóa dịch từ bên ngoài, dập dịch từ bên trong, tích cực điều trị, hạn chế tử vong.

Từ nay đến ngày 15/4, cả hệ thống chính trị bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh tất cả các kịch bản, các giải pháp để chuẩn bị cho làn sóng thứ 2 lây nhiễm COVID-19 mà hiện nhiều nước đang phải đối phó rất vất vả.

 

Khuyến cáo:

Cả nước đã thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội trong những ngày qua. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

 

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

247 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1336
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1336
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88989974