Chú trọng đào tạo nguồn lao động tay nghề cao tại huyện Triệu Phong 

Triệu Phong là một trong những huyện đi đầu trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, toàn huyện có 830 học viên tham gia các lớp đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng và không ít học viên sau khi kết thúc khóa học đã tìm kiếm được việc làm ổn định, qua đó thấy được hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động ở địa phương. Phát huy thành quả đã đạt được, Triệu Phong tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, hướng đến cung ứng cho thị trường lao động có tay nghề cao, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động tại Khu kinh tế Đông Nam tỉnh trong thời gian sắp tới.

Trung tâm GDNN – GDTX huyện là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo nghề tại Triệu Phong. Hàng năm, đơn vị này liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mở các lớp đào tạo nghề chất lượng cao. Các học viên sau khi kết thúc khóa học được doanh nghiệp nhận vào làm với mức thu nhập khá. Chỉ cần tham gia khóa học may công nghiệp chưa đầy 3 tháng, các học viên đã có thể làm ra nhiều sản phẩm được doanh nghiệp thu mua trực tiếp và trả lương tính theo sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đây là hình thức vừa học vừa làm rất có lợi cho người lao động, đặc biệt ở nông thôn. Và không chỉ có người lao động mà các doanh nghiệp cũng có lợi khi phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề, đó là tìm kiếm được nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.

Trong số 830 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề vào năm 2017 tại huyện Triệu Phong thì có 253 lao động đã được doanh nghiệp tuyển dụng, 408 lao động tự tạo việc làm. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo chiếm 79,64%. Để làm được điều đó, năm qua, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện đã và đang phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX huyện, các đơn vị chức năng, các cơ sở dạy nghề khác và UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyển sinh và đào tạo 30 lớp với tổng kinh phí thực hiện gần 1 tỷ 400 triệu đồng. Trong đó, đào tạo nghề cho lao động vùng biển 5 lớp, 25 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm GDNN-GDTX huyện đào tạo 17 lớp, các đơn vị chức năng và cơ sở dạy nghề khác đào tạo 13 lớp, nghề nông nghiệp 15 lớp và nghề phi nông nghiệp 15 lớp. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học của các lớp đào tạo nghề được chú trọng, đầu tư, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học viên trao đổi kiến thức. Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề, giáo viên, người dạy nghề được bố trí giảng dạy là những người được kiểm tra kỹ về trình độ chuyên môn, có năng lực giảng dạy, có kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, địa phương cũng tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của các lao động trên địa bàn để lựa chọn mở các lớp nghề phù hợp, đồng thời tích cực liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ việc làm cho lao động sau khi hoàn thành các khóa đào tạo.

Học viên được đào tạo kỹ năng may tại lớp học may công nghiệp

Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì trong quá trình thực hiện đào tạo nghề vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết. Trong đó, vấn đề lớn nhất là chưa giải quyết được việc làm cho 100% lao động sau đào tạo, một số lao động sau khi kết thúc khóa học tay nghề vẫn còn tay nghề kém nên chưa được doanh nghiệp tuyển dụng, cần chú trọng đào tạo chất lượng hơn số lượng... Để tháo gỡ những điều này, đạt được mục tiêu đến cuối năm 2018 sẽ đào tạo nghề cho 800 học viên, huyện Triệu Phong đã có hướng đi với những giải pháp cụ thể. Ông Nguyễn Xuân Tứ, Phó Trưởng phòng Lao Động huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết: “Trong quá trình thực hiện thì chúng tôi vẫn thực hiện các giải pháp cụ thể như trước đây chúng tôi đã thực hiện nhưng càng nhấn mạnh thêm công tác tuyên truyền sâu rộng hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, người dân, tăng cường củng cố giám sát các lớp dạy nghề, chỉ đạo các địa phương khảo sát nghề gắn với việc làm để dạy, tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo, đẩy mạnh tỷ trọng phi nông nghiệp lên để gắn với giải quyết việc làm thiết thực hơn.”

Hiện nay, huyện Triệu Phong đang tập trung đào tạo, khuyến khích người lao động tham gia các lớp học nghề cao như hệ Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, các nghề công nghiệp, nghề điện tử, lái xe... để không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khi khu công nghiệp Đông Nam của tỉnh chính thức đi vào hoạt động. Thảo Nhi

 

 

806 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 603
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 603
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88303374