Chủ động ngăn chặn gian lận thương mại với các mặt hàng thiết yếu, y tế 

(Chinhphu.vn) - Các đơn vị liên quan cần xây dựng các biện pháp, chương trình, kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra. Trước mắt, cần chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, mặt hàng y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

 

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia Hồ Đức Phớc

Đây là một trong những yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) với Ban Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.


Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 6 tháng đầu năm 2021, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã đạt được một số kết quả tích cực; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi. Tuy nhiên, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn tiềm ẩn phức tạp, cả về quy mô, tính chất phạm vi.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng chức năng cả nước đã xử lý 11.330 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 50.141 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 10.847 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước 5.036 tỷ đồng.

Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, ông Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng thực hiện các đồng bộ một số giải pháp.

Cụ thể, cần xây dựng các biện pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình dịch đang diễn ra phức tạp, cũng như khi dịch được kiểm soát. Các đơn vị cần nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả. Trước mắt, cần chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, mặt hàng y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

Các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng cần sự phối hợp chặt chẽ trong công tác chia sẻ thông tin, tuần tra, kiểm soát và kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm; đẩy mạnh truyền thông, tuyên tuyền những bài học kinh nghiệm của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, khuyến khích người dân tham gia tố giác các hành vi sai phạm.

Bên cạnh đó, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tham mưu, đôn đốc các kế hoạch đang triển khai liên quan đến: Kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; buôn lậu, sản xuất, kinh doanh nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử...
Anh Minh
223 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 715
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 715
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77184201