Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là giai đoạn 2023 - 2025, 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Đối với tỉnh ta, ngày 04/11/2021 Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết số 02-NQ/TU, về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định : Chuyển đổi số phải được thực hiện một cách tổng thể và toàn diện, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành ; họa động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, trong sản xuất của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển ; chuyển đổi số là nhiệm vụ tất yếu, vừa cấp bách, vừa lâu dai ; phải được tiến hành khẩn trương, kiên trì, liên tục với những bước đi chắc chắn, có trọng tâm, trọng điểm ; kế thừa những thành tựu phát triển khoa học công nghệ ; vừa phù hợp với thực tiễn địa phương.
Đây là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những kết quả bước đầu cho thấy công tác chuyển đổi số đang có những bước đi phù hợp, hiệu quả. Minh chứng cho điều này, là nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số. Trong lĩnh vực cải cách hành chính, khi trục liên thông văn bản quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia đi vào vận hành sẽ góp phần tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục triệu giờ công lao động. Gần 3.000 dịch vụ công được tích hợp trên hệ thống này đã tạo ra một sự thay đổi chưa từng có nếu so sánh với việc phải đến các cơ quan hành chính như trước. Hàng ngàn cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa mới được kết nối, khoảng cách y tế giữa các vùng miền, giữa tuyến Trung ương và địa phương được liên thông. Ngành Giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, toàn Ngành đã thực hiện khá tốt việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giảng dạy và học tập. Những kết quả đạt được đã khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh kinh tế số, xã hội số trong thời gian tới đây.
Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức… Đây là những thách thức đặt ra đối với quá trình chuyển đổi số quốc gia, cần phải có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần tập trung vào vấn đề chủ lực là phát triển hạ tầng số. Hạ tầng số là nền tảng căn bản để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số quốc gia, mà hiện nay hạ tầng thông tin ở nước ta cơ bản được phủ sóng 4G; khả năng tiếp cận các dịch vụ về công nghệ thông tin và tỷ lệ sử dụng các thiết bị di động ở mức khá cao so với thế giới[1]. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin nước ta còn chậm về tốc độ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển internet kết nối vạn vật (IoT), thành phố thông minh, phương tiện tự động, sản xuất thông minh… Đây là những “điểm nghẽn” trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia hiện nay. Vì vậy, các chuyên gia đề nghị, cần xây dựng cơ chế chính sách phát triển internet kết nối vạn vật; các hạ tầng về định danh số, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Đây là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những kết quả bước đầu cho thấy công tác chuyển đổi số đang có những bước đi phù hợp, hiệu quả. Minh chứng cho điều này, là nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số. Trong lĩnh vực cải cách hành chính, khi trục liên thông văn bản quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia đi vào vận hành sẽ góp phần tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng và hàng chục triệu giờ công lao động. Gần 3.000 dịch vụ công được tích hợp trên hệ thống này đã tạo ra một sự thay đổi chưa từng có nếu so sánh với việc phải đến các cơ quan hành chính như trước. Hàng ngàn cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa mới được kết nối, khoảng cách y tế giữa các vùng miền, giữa tuyến Trung ương và địa phương được liên thông. Ngành Giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, toàn Ngành đã thực hiện khá tốt việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giảng dạy và học tập. Những kết quả đạt được đã khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh kinh tế số, xã hội số trong thời gian tới đây.
Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức… Đây là những thách thức đặt ra đối với quá trình chuyển đổi số quốc gia, cần phải có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần tập trung vào vấn đề chủ lực là phát triển hạ tầng số. Hạ tầng số là nền tảng căn bản để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số quốc gia, mà hiện nay hạ tầng thông tin ở nước ta cơ bản được phủ sóng 4G; khả năng tiếp cận các dịch vụ về công nghệ thông tin và tỷ lệ sử dụng các thiết bị di động ở mức khá cao so với thế giới[2]. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin nước ta còn chậm về tốc độ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển internet kết nối vạn vật (IoT), thành phố thông minh, phương tiện tự động, sản xuất thông minh… Đây là những “điểm nghẽn” trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia hiện nay. Vì vậy, các chuyên gia đề nghị, cần xây dựng cơ chế chính sách phát triển internet kết nối vạn vật; các hạ tầng về định danh số, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Chuyển đổi số, trước hết là thay đổi cách nghĩ, sau đó là thay đổi cách làm nhờ vào dữ liệu và công nghệ số. Chuyển đổi số trở nên chín muồi là nhờ vào sự phát triển và hội tụ cùng lúc của nhiều công nghệ mang tính đột phá, gọi là công nghệ số. Tại nhiều quốc gia, nhiều thanh phố trên thế giới; chuyển đổi số được xem là giải pháp tối ưu để phát triển bền vững.
Trên phạm vi toàn tỉnh, chuyển đổi số thành công là chuyển đổi toàn diện trên cả 3 trụ cột chính bao gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Phát triển chính quyền số là để phục vụ người dân được tốt hơn; phát triển kinh tế số là để người dân giàu hơn và phát triển xã hội số là để người dân hạnh phúc hơn. Tại Quảng Trị, việc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến nay đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:
Thứ hai, phát triển chính quyền số: Đến nay, toàn tỉnh có 1.187 DVCTT mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại địa chỉ https://dichvucong.quangtri.gov.vn (đạt 59,1%). Ứng dụng dụng một cửa điện tử tỉnh được triển khai đồng bộ đến tận 100% các Sở, ban ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh; đã tích hợp kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu tỉnh. Tính đến hết quý 1/2022, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận trong năm là 104.157 hồ sơ, đã xử lý 95.717 hồ sơ (đạt 97,8%).
100% các Sở, Ban ngành và địa phương có trang thông tin điện tử cung cấp thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp. 100% văn bản quy phạm pháp luật, hơn 90% văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh được cập nhật trên trang thông tin điện tử của tỉnh; bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin thông suốt từ UBND tỉnh đến các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Hệ thống văn phòng điện tử đã được triển khai đồng bộ đến 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ văn bản được gửi qua mạng giữa các cơ qua nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 98% (trừ những văn bản mật hoặc tuyệt mật). 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh (trừ văn bản mật) và 100% văn bản nội bộ của các sở ban ngành, địa phương được thực hiện dưới dạng điện tử. Hệ thống thư điện tử công vụ được triển khai đồng bộ tại tất cả các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ cán bộ, công chức của tỉnh được cấp hộp thư điện tử công vụ đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ước đạt trên 70%.
Hệ thống hội nghị truyền hình (HNTH): Gồm 10 điểm được triển khai lắp đặt tại Văn phòng UBND tỉnh (điểm cầu trung tâm) và 09 Văn phòng UBND cấp huyện (điểm cầu vệ tinh). Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đã được hỗ trợ triển khai HNTH kết nối 2 chiều từ Chính phủ về cấp xã, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Cùng với hệ thống thông tin kinh tế xã hội của tỉnh, hệ thống thông tin cán bộ công chức của tỉnh... đến nay một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được triển khai như: Giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, đất đai... 100% các Sở, Ban ngành và địa phương đã được cấp chữ ký số chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành qua mạng.
Mặc dù công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh; song so với nhiều địa phương trong cả nước, chuyển đổi số tại Quảng Trị chưa thực sự phát triển và có nguy cơ tụt hậu xa. Theo báo cáo DTI 2020, chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị xếp vị trí thứ 56/63 tỉnh, thành trong cả nước; trong đó chính quyền số xếp vị trí thứ 57/63, kinh tế số xếp vị trí thứ 53/63 và xã hội số xếp vị trí thứ 47/63 tỉnh, thành trong cả nước. Nhìn chung, việc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, cũng như yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH đất nước; vai trò động lực và tiềm năng to lớn của chuyển đổi số chưa được phát huy mạnh mẽ, việc phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, đầu tư cho chuyển đổi số chưa đạt mức cần thiết. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của chuyển đổi số chưa thực sự đầy đủ; các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước chưa được thực hiện một cách triệt để; các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số còn chậm được ban hành; việc đầu tư cho xây dựng hạ tầng thông tin phục vụ chuyển đổi số chưa được xem là loại đầu tư cho xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội.
Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, thời gian tới cần tập trung triển khai tốt Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, có 6 nhiệm vụ chính sau:
Một là, nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội về chuyển đổi số;
Hai là, xây dựng nền tảng, phát triển hạ tầng phục vụ chuyển đổi số;
Ba là, hoàn thiện hệ thống thể chế tạo hành lang thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh;
Bốn là, xây dựng chính quyền số đảm bảo công khai, minh bạch phục vụ nhân dân;
Năm là, phát triển kinh tế số; phát triển thương mại điện tử, từng bước hình thành doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh;
Sáu là, phát triển xã hội số; từng bước rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Đặc biệt, ưu tiên tập trung chuyển đối số tại một số ngành, lĩnh vực bao gồm: nông nghiệp và phát triển nông thông; giao thông vận tải và logistics; tài nguyên và môi trường; năng lượng; tài chính - ngân hàng; văn hóa và du lịch; y tế; giáo dục và đào tạo.
Chuyển đổi số là nhiệm vụ tất yếu, vừa cấp bách, vừa lâu dài; vì vậy phải được tiến hành khẩn trương, kiên trì, liên tục với những bước đi chắc chắn, có trọng tâm, trọng điểm; kế thừa những thành tựu phát triển khoa học công nghệ và phù hợp với thực tiễn của địa phương. Phải huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển các nền tảng công nghệ số, nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; trong đó, xác định nguồn lực bên trong là cơ bản; nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Võ Thái Phong
[1] Việt Nam đang đứng thứ 56 trên thế giới về hạ tầng số.
[2] Việt Nam đang đứng thứ 56 trên thế giới về hạ tầng số.