Cần trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức có mức lương thấp để đảm bảo cuộc sống 

(ĐCSVN) - Đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mong muốn khi chưa thực hiện cải cách tiền lương thì cần trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức có mức lương thấp để đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác.

Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên cho biết, hiện nay, đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh có ý kiến đề nghị Quốc hội nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội.

Đoàn viên, người lao động Hưng Yên mong muốn có trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức có mức lương thấp để đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác 

Cụ thể, đoàn viên, người lao động đề nghị Đảng, nhà nước, Chính phủ quan tâm hơn nữa đến việc hoàn thiện chính sách tiền lương. Khi chưa thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Trung ương Đảng về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động thì cần trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức có mức lương thấp để đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác.

Phần lớn người lao động đều kiến nghị nhà nước cần tiếp tục quan tâm, có các giải pháp cụ thể để thực hiện nhiều dự án nhà ở với giá hợp lý để công nhân, người lao động được mua hoặc thuê, giúp họ có chỗ ở ổn định, an tâm làm việc.

Liên quan đến quyền lợi về bảo hiểm xã hội, người lao động đề nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi các quy định pháp luật liên quan (như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Công đoàn) theo hướng bổ sung chủ thể có quyền khởi kiện doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội là cơ quan Bảo hiểm xã hội và Công đoàn cấp trên cơ sở; tăng chế tài xử lý mạnh hơn nữa các hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các hành vi trây ỳ, trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp để khắc phục, hạn chế tình trạng doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Theo người lao động, giờ làm việc của công nhân lao động hiện nay phổ biến là từ thứ 2 đến thứ 7 (6 ngày/tuần; 48 giờ/tuần), do đó đoàn viên, người lao động đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật theo hướng giảm giờ làm (tiêu chuẩn) cho công nhân lao động xuống còn 40 đến 44 giờ/tuần.

Ngoài ra, đoàn viên đề nghị Quốc hội, Chính phủ thực hiện tăng mức tiền lương tối thiểu vùng hằng năm cho người lao động đáp ứng được cuộc sống tối thiểu cho người lao động trước tình hình giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu, phí, lệ phí tăng.

 
Gia Huy
437 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1141
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1141
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87218929