Diễn đàn thu hút đông đảo đại diện các ban, ngành liên quan. (Ảnh: Kim Dung)

Bảo hiểm nông nghiệp là cần thiết
 
Phát biểu tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, bảo hiểm nông nghiệp là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống nằm trong số hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hiện hành trên thị trường bảo hiểm thế giới (bao gồm hơn 250 sản phẩm bảo hiểm tài sản, gần 200 sản phẩm bảo hiểm con người và xấp xỉ 100 sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm).
 
Cũng theo ông Hoàng Quang Phòng, Việt Nam là một nước nông nghiệp, hằng năm thiên tai, dịch bệnh cướp đi của người nông dân khối tài sản ước tính 1,5% GDP. Vì vậy, người nông dân cần một sự bảo đảm cho thành quả và công sức lao động của mình và bảo hiểm nông nghiệp chính là hy vọng chuẩn xác nhất. Đặc biệt, bảo hiểm nông nghiệp được coi là "tấm khiên vững chắc", đưa ngành nông nghiệp ngày càng tiệm cận hơn với sản xuất hàng hóa.
 
Chung quan điểm này, Ông Tăng Minh Lộc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nông nghiệp Việt Nam cho biết, bảo hiểm nông nghiệp là yếu tố quan trong thúc đấy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững. Về ý nghĩa của bảo hiểm nông nghiệp, theo ông Tăng Minh Lộc sẽ giúp tất cả nông dân tham gia bảo hiểm đều phải theo quy trình sản xuất tiên tiến, giúp sản xuấ an toàn, năng suất tăng, chất lượng tăng, giá thành giảm, từ đó giúp tăng thu nhập. Vì có bảo hiểm nên người nông dân tự tin sản xuất theo chỉ đạ, mở rộng quy mô sản xuất nên tăng ứng dụng tiến bộ ỹ thuật, mở rộng quy mô từ đó sẽ có nhiều sản phẩm hàng hóa hơn. Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng giúp giảm thiểu rủi ro cho người dân, khi gặp thiên tai sẽ đc cơ quan bảo hiểm xét để bồi hoàn, có cơ hội tái sản xuất, phát triển bền vững.
 
 Đánh giá Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Quốc gia 2011-2013 (NAIPP) theo Quyết định số 315 của Chính phủ, các đại biểu tham dự diễn đàn đều chung một nhận định, đây là một công cụ hiệu quả trong hỗ trợ tài chính và sản xuất hộ nông dân, giúp họ có một cuộc sống tốt hơn.  Bảo hiểm nông nghiệp đã chứng minh là một giải pháp tài chính hiệu quả, hỗ trợ sản xuất cho nông dân và thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, một thực tế cũng cần nhìn nhận đó là, bảo hiểm nông nghiệp còn rất nhiều thách thức, rào cản cần vượt qua để phát triển.
 
Để bảo hiểm nông nghiệp thực sự đi vào cuộc sống
 
Sau khi phân tích những nguyên nhân, thách thức mà bảo hiểm nông nghiệp đang gặp phải, các đại biểu đã đề xuất nhiều kiến nghị nhằm đưa bảo hiểm nông nghiệp thực sự đi vào cuộc sống. Ông Hoàng Xuân Điều, Đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng bảo hiểm nông nghiệp để người dân được hưởng lợi từ chính sách này. Các doanh nghiệp bảo hiểm cần chủ động hơn trong việc thiết kế các sản phẩm. Nhà nước cần tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật nông nghiệp, hỗ trợ hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro…
 
Còn theo bà Hoàng Thị Tính, Tổng giám đốc Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), không nên giới hạn số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp, không tạo ra rào cản, không giới hạn số chi nhánh ở các tỉnh. Hiện ABIC có 18.000 đại lý, rất thuận lợi để tiếp cận bà con nông dân. Ngoài ra, cần ưu đãi về giảm thuế, trích lập dự phòng, cung cấp số liệu về tổn thất để cung cấp cho các nhà tái bảo hiểm, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi trồng. Giám sát quá trình hợp tác, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. 

Bên cạnh đó, bà Tính cho biết, khâu đánh giá rủi ro cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết tập quán sản xuất của người nông dân. Trong khi đó, khu vực nông thôn lại thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh, ẩn chứa nhiều rủi ro. Do vậy, khó thu xếp được các trương trình tái bảo hiểm, vì các nhà tái bảo hiểm không có số liệu chính xác để đánh giá. 
 
Một số đề xuất khác cũng được các đại biểu đề cập đến như: Đơn giản hóa thủ tục làm bảo hiểm; học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện bảo hiểm nông nghiệp; xem xét hình thành Luật Bảo hiểm nông nghiệp…./.
Kim Dung