Cần tích nước cho chăn nuôi 

(Chinhphu.vn) - Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trên khẩn trương chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống thiếu nước cho vật nuôi, ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi.
Gia cầm cần nuôi với mật độ vừa phải để đảm bảo chất lượng - Ảnh: VGP/Đỗ Hương


Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, tình trạng thiếu nước, khô hạn có khả năng xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. 

Để chủ động, kịp thời phòng, chống thiếu nước, giảm thiểu thiệt hại cho vật nuôi, các địa phương chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nạo vét, khơi thông dòng chảy tại các kênh, mương, khe, suối. Vận động nhân dân chủ động nạo vét và đào ao tích nước cho gia súc; đồng thời thực hiện kế hoạch điều tiết nước thuỷ lợi, nước sông hợp lý cho từng vùng; ưu tiên nước sinh hoạt của người dân và gia súc.

Đồng thời, kiểm tra, hướng dẫn cho người chăn nuôi về phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm tiết kiệm nước trong điều kiện khô hạn; chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ và chế biến các loại phụ phẩm sau khi thu hoạch (đặc biệt là rơm khô) làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trước và sau mùa khô hạn. Cụ thể, những ngày khô hạn, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tăng cường khẩu phần ăn xanh như cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin... tăng cường khẩu phần ăn đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần ăn đối với từng loại gia súc, gia cầm.

Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, không làm ẩm ướt nền chuồng và khống chế lượng nước uống cho đàn gia súc, gia cầm vừa đủ để tránh lãng phí. Lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống nếu có điều kiện... Đối với trâu, bò, dê cừu chăn thả, những ngày trời nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm và về sớm; buổi chiều chăn thả muộn, về muộn, đặc biệt chú ý chăm sóc gia súc non. Nếu có điều kiện nên di chuyển đàn gia súc đến nơi có nguồn nước bổ sung và thức ăn tại chuồng.

Đối với gia cầm, nuôi nhốt với mật độ vừa phải. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với đàn gà đẻ nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng năng lượng trong khẩu, cho ăn thêm rau xanh. Đối với lợn, mật độ nuôi vừa phải, cho uống đủ nước và tiết kiệm. Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn nếu có điều kiện có thể tiết kiệm 80% nước tắm lợn và nước rửa chuồng trại kết hợp với các biện pháp chống nóng. Thu gom định kỳ chất thải rắn từ chăn nuôi để ủ compost sử dụng nuôi giun quế, giun đỏ để có nguồn đạm bổ sung cho vật nuôi và tiết kiệm nước để làm sạch nền chuồng...

 
Đỗ Hương
911 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 832
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 832
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87117543