Cần đẩy nhanh dự án điện khi tự nhiên mỏ Báo vàng 

Liên quan đến dự án nhá máy điện khí tự nhiên từ mỏ Báo vàng, tỉnh Quảng Trị đến nay vẫn chưa được Bộ Công thương báo cáo lên Chính phủ.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) 

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Hội trường, kỳ họp thứ 6, QH khóa 14 (ngày 27/10) đề nghị cần đẩy nhanh quá trình dự án mang tầm quốc gia này

Nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga đã tổ chức nhiều hội thảo cấp cao, trong đó hai Chính phủ đã thống nhất với đề nghị của Tập đoàn Gazprom và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) xây dựng Nhà máy điện khí tự nhiên từ mỏ Báo vàng tại Quảng Trị.

Đến nay, Tập đoàn Gazprom đã hoàn chỉnh hồ sơ bổ sung dự án Nhà máy điện tại Khu kinh tế Đông nam của tỉnh Quảng Trị. Hồ sơ đã được Chính phủ giao Bộ công thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm xem xét đề nghị của nhà đầu tư báo cáo Chính phủ quyết định, nhưng đến nay Bộ Công thương vẫn chưa có văn bản báo cáo lên Chính phủ.

Xét thấy đây là dự án quan trọng của quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, vì vậy chúng tôi kính đề nghị Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt bổ sung dự án vào quy hoạch điện VII, đưa dự án vào danh mục các dự án ưu tiên Việt - Nga mà phía Nga đang quan tâm để đẩy nhanh tiến độ dự án, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị.

Liên quan đến tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục leo thang và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam. Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, đây không phải thuần túy là thương mại, mà có thể là một cuộc đối đầu chiến lược.

Do đó, Việt Nam với vị thế đặc biệt là sát cạnh và còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc; cả Mỹ và Trung Quốc hiện là 2 thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất nhì của Việt Nam; rồi vấn đề Biển Đông đầy phức tạp và nhạy cảm, … nên sẽ chịu tác động rất lớn bởi cuộc chiến này, dễ thấy ngay là chịu rủi ro cao về thương mại, về tiền tệ và về dòng vốn.

Theo đại biểu, chúng ta cũng có thể có cơ hội nhận được nhiều hơn các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, đón được một phần dòng vốn FDI đang rời khỏi Trung Quốc để né thuế, tức có thể trở thành “vịnh tránh bão” trong cuộc chiến này, thay vì chỉ chịu tác động tiêu cực.

Đây là thời điểm đặc biệt nhạy cảm, đòi hỏi chính sách ngoại giao của Việt Nam phải hóa giải được tình thế lưỡng nan, cũng như chớp được cơ hội, đồng thời tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro, mối nguy tiềm ẩn.

Trong một bối cảnh như vậy, những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2019 và cả trung hạn là gì, khi Việt nam phải chịu đựng các cú sốc đến từ bên ngoài?

Có bốn vấn đề được địa biểu Đồng đưa ra, đó là:

Thứ nhất, cần kiên định và nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó cần ưu tiên chính sách đầu tư mới, để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời phải có hành động và cân đối nguồn lực để hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong nước đầu tư mới sản xuất kinh doanh, để ổn định và mở rộng quy mô sản xuất.

Thứ hai,  phải quyết liệt tái cơ cấu kinh tế, quan trọng nhất là thực hiện cho tốt chủ trương thu gọn khu vực kinh tế nhà nước, mở dư địa, khơi thông nguồn lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển; bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hiệu quả hơn.

Thứ ba, bảo đảm thực hiện tốt chủ trương đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa đối tác thương mại nhằm giảm sự phụ thuộc thái quá vào Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay.

Thứ tư: triển khai nhanh việc tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công thuộc các khối giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... nhằm tạo cho họ chủ động, tự chủ trong hoạt động có hiệu quả hơn, giảm dần sự bao cấp của NSNN, có thêm dư địa để đầu tư phát triển.

Lê Kiên

1074 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 990
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 990
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87094434