Cán bộ Hội LHPN tỉnh tiết kiệm trao dê giống hỗ trợ chị Hồ Thị Phuôi HVPN nghèo xã A Xing, huyện Hướng Hóa
Thấm nhuần lời dạy của Bác, Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Trị luôn coi trọng việc cải tiến lề lối làm việc trong đội ngũ cán bộ Hội các cấp, xem đây là giải pháp hữu hiệu để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội. Chính vì vậy đội ngũ cán bộ chuyên trách Hội từ tỉnh đến cơ sở luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát cơ sở, gắn bó trách nhiệm với tổ chức Hội, với hội viên, phụ nữ; xây dựng hình ảnh người cán bộ Hội “tận tâm, tận lực, tận tình” gắn với “5 được: đi được, nghe được, nói được, viết được, làm được”; phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Trong công việc luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết và sự nhiệt tình; làm việc có tính kế hoạch, khoa học, biết xác định vấn đề ưu tiên, chọn việc thực hiện phù hợp, tránh hoạt động sự vụ, hành chính; nghiên cứu tổ chức các hoạt động đảm bảo tính kịp thời, sáng tạo, hiệu quả, chuyên nghiệp và có tính liên hết. Trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, triển khai thực hiện phong trào, đội ngũ cán bộ Hội các cấp đã có những cải tiến lề lối làm việc hiệu quả như: Trong chỉ đạo thực hiện mỗi nhiệm vụ, mỗi chuyên đề, cán bộ chuyên trách tỉnh, huyện tổ chức giao ban làm mẫu, rút kinh nghiệm cho cán bộ chuyên trách xã, cán bộ chi, tổ Hội để triển khai thực hiện đến hội viên, phụ nữ có hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ cán bộ Hội các cấp đã tận dụng tối đa và phát huy hiệu quả các kênh truyền thông như nhóm zalo, trang facefook, trang fanpage, trang thông tin điện tử... để cập nhật thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội triển khai công tác Hội, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên không gian mạng. Để đáp ứng nhiệm vụ công tác Hội trong tình hình mới, cán bộ Hội các cấp xây dựng Hội thời mới “Chuyên nghiệp, Hiệu quả”; thực hiện “3 cùng” của cán bộ chi hội: cùng nghe phụ nữ nói, cùng nói cho phụ nữ hiểu, cùng làm phụ nữ theo" và theo phương châm “Tỉnh vận dụng sáng tạo; huyện đồng hành cùng cơ sở; xã nắm chắc hội viên và Chi hội thấu hiểu phụ nữ”.
Với phương châm học và làm theo Bác từ chính những việc nhỏ nhất, cán bộ Hội các cấp đã có những hoạt động làm theo thiết thực, nhất là trong hoạt động thực hành tiết kiệm. Chị em thi đua rèn luyện, thực hiện thói quen tiết kiệm: tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt; tiết kiệm điện, nước, thời gian, kinh phí, của công; tiết kiệm để giúp đỡ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... Tiết kiệm không chỉ dừng lại là một cuộc vận động mà từ lâu đã trở thành thói quen trong mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ; trở thành phong trào thi đua sôi nổi và đã phát huy hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội.
Riêng tại cơ quan Hội LHPN tỉnh thành lập 3 tổ tiết kiệm, phát động phong trào nuôi heo đất trao yêu thương trong đoàn viên công đoàn mỗi tháng tiết kiệm ít nhất 10.000 đồng/đoàn viên; trích từ thu nhập hàng tháng của mình cùng với số tiền góp nhặt từ việc bán ve chai để hỗ trợ các địa chỉ nhân đạo là con của cán bộ Hội bị bệnh hiểm nghèo, các hoàn cảnh khó khăn... Ngoài ra, trong các chuyến công tác cơ sở, cán bộ chuyên trách Hội đã phát hiện, tiếp cận với nhiều địa chỉ nhân đạo tại cộng đồng, từ đó vận động nguồn lực từ các nhà hảo tâm và sự ủng hộ của cá nhân, gia đình, người thân đã trao tặng tiền mặt, đồ dùng học tập, sinh hoạt, áo quần, chăn ấm... cho trẻ em mồ côi, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ Hội quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội đẩy mạnh việc “làm theo”, hướng đến sự thay đổi trong hành động, dù là nhỏ nhất của cán bộ, hội viên phụ nữ, trong đó đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách xác định phải gương mẫu đi đầu nhằm nhân lên những hành động đẹp, gương người tốt/việc tốt, xây dựng người phụ nữ phát triển toàn diện. Duy trì, xây dựng và nhân rộng các mô hình làm theo như: “Heo đất tiết kiệm”, “Hũ gạo tiết kiệm”, “Hũ gạo tình thương”, “Thu gom ve chai hướng tới trẻ em và phụ nữ nghèo”, “Heo đất tiết kiệm mua BHYT cho PN khó khăn”, “Tiết kiệm vì PNN”… 5 năm qua, các cấp Hội phụ nữ đã tiết kiệm được 1.230,8 triệu đồng, trích hỗ trợ phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, mồ côi 786,5 triệu đồng, 5.1694 kg gạo và 360 ngày công. Mô hình “Heo đất tiết kiệm, mua thẻ bảo hiểm cho phụ nữ, khó khăn”; “Tiết kiệm quay vòng mua thẻ bảo hiểm y tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn” đã được nhân rộng trên 100% huyện, thị, thành phố tại 124 cơ sở Hội, với stổng số tiền tiết kiệm 1.321,9 triệu đồng, đã trích mua 1.912 thẻ bảo hiểm y tế tặng cho phụ nữ khó khăn. Mô hình “Tiết kiệm xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh” đã hỗ trợ xây dựng được hơn 1.820 nhà vệ sinh cho phụ nữ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình “Thu gom ve chai hướng tới phụ nữ và trẻ em nghèo” đã nhân rộng được 58 mô hình/CLB với 3.653 thành viên... Từ trong phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ Hội tiêu biểu như chị Hoàng Thị Thuần, CHT PN thôn Bích Khê, xã Triệu Long là cán bộ Hội trẻ khởi nghiệp bằng nghề buôn bán phế liệu, thường xuyên hỗ trợ, chia sẽ với những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, năng động, hăng hái tham gia các hoạt động tại địa phương; chị Nguyễn Thị Xuân Thủy, CHT PN thôn Cam Vũ 3, xã Cam Thủy nhiệt huyết với công tác Hội và tiên phong trong phát triển kinh tế gia đình... qua đó lan tỏa và truyền cảm hứng cho chị em hội viên, phụ nữ học tập và làm theo.
“Học Bác lòng ta trong sáng hơn” - không chỉ trong sáng trong suy nghĩ, lời nói mà còn bằng những hành động, việc làm cụ thể. Đối với mỗi một cán bộ Hội việc học tập và làm theo Bác ngày càng “thấm” vào suy nghĩ, hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, trở thành “sức mạnh mềm” vô tận để mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ không ngừng lao động, sáng tạo, góp công góp sức vì một “khát vọng Quảng Trị” vươn lên, sánh vai cùng cả nước. Thanh Thúy