Cám cảnh ngôi nhà thờ 3 liệt sĩ 

(QT) - Trong căn nhà đã bị dột nát, nứt nẻ được xây dựng cách đây hơn 32 năm ở thôn Duân Kinh, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, người con dâu và người mẹ chồng chật vật sống nương tựa vào nhau và thờ phụng 3 liệt sĩ, trong đó có nữ Anh hùng lực lượng vũ tran

Gia đình bà Phỉ là một trong những gia đình giàu truyền thống cách mạng tại địa phương. Chị Ngắn cho biết, bà Phỉ là vợ của ông Lê Quang Hối, một cán bộ cách mạng từ năm 1944 đến thời kỳ chống Mỹ, là cán bộ Huyện ủy Hải Lăng, bị địch bắt giam tại nhà tù Côn Đảo trên 10 năm.

Bản thân bà Phỉ cũng tham gia cách mạng thời kỳ chống Mỹ, hiện nay là thương binh và là người có công cách mạng. Được biết, bà Phỉ là vợ sau của ông Hối. Khi đất nước thống nhất, ông Hối được trao trả từ nhà tù Côn Đảo, hai ông bà có với nhau một đứa con gái, nhưng đến 8 tuổi thì đứa con này qua đời vì bệnh hiểm nghèo.

 

Sau đó không lâu ông Hối cũng qua đời, bà Phỉ ở với vợ chồng anh Lê Quang Khuê - chị Trần Thị Ngắn (anh Khuê là con vợ trước của ông Hối). Anh Khuê khi đang đương chức Bí thư Đảng ủy xã thì phát hiện mắc bệnh ung thư và qua đời vào năm 2009. Từ ngày chồng mất, chị Ngắn một mình tần tảo với vài sào ruộng lúa, hoa màu để nuôi mẹ chồng và 3 đứa con đang tuổi ăn học.

 

 Để có thể nuôi nấng được cả ba đứa con ăn học đến nơi đến chốn theo ý nguyện của chồng lúc lâm chung, ngoài nỗ lực hết sức của bản thân, chị Ngắn cũng phải vay mượn anh em, bà con, ngân hàng… đến nay vẫn chưa trả xong. Hiện chị Ngắn cùng bà Phỉ đang thờ phụng, nhang khói cùng lúc cho 3 liệt sĩ gồm: liệt sĩ Lê Quang Chư (anh ruột ông Hối), nữ Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Thị Tuyết (con ông Chư) và liệt sĩ Lê Quang Trung (con trai ông Hối).

 

 “Do gia đình bác Chư không có con trai (có một người chị em ruột với Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Thị Tuyết đã đi tu từ hồi chiến tranh, năm nay cũng ngoài 80 tuổi) nên vợ chồng tui với mẹ Phỉ nhận thờ cả 3 liệt sĩ từ xưa đến nay. Căn nhà hiện tại đang thờ liệt sĩ được làm từ năm 1985, hiện đã xuống cấp nặng. Mùa nắng thì còn đỡ chứ mùa mưa là dột tứ phía, nước tràn vào nhà, ướt sũng cả gian thờ. Hồi chồng tui còn làm ở xã, vì ngại người ta dị nghị nên không dám đề xuất làm nhà tình nghĩa...”, chị Ngắn ngậm ngùi nói.

 

Ông Lê Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Hải Xuân, cho biết: “Thực tế những năm qua, chính quyền địa phương cũng đã lưu tâm hỗ trợ cho gia đình bà Phỉ nhưng cũng chỉ trong khả năng có thể. Về việc hỗ trợ xây dựng nhà để thờ liệt sĩ thì hiện Nhà nước chưa có chính sách, trong khi đó  nhiều gia đình liệt sĩ tại địa phương còn khó khăn hơn. Và một điều nữa là việc tiếp nhận xây dựng nhà tình nghĩa của địa phương được cấp trên hỗ trợ những năm qua không có nhiều, trong khi địa phương không có kinh phí nên rất khó. Địa phương chỉ có thể đề xuất cấp trên quan tâm, hỗ trợ, ưu tiên cho gia đình bà Phỉ khi có chương trình hay nguồn kinh phí nào đó thôi, nhưng đến nay vẫn chưa có nên cũng chưa biết phải làm sao”.  

 

 

606 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 132
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 132
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87038412