Cải cách hành chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân ta; nhà lãnh đạo xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhà văn hóa kiệt xuất của đân tộc ta. Người không chỉ là nhà tư tưởng, nhà lý luận mà còn là kiến trúc sư lỗi lạc của nền hành chính nhà nước Việt Nam.

Hẳn chúng ta không ai quên trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu  kế hoạch kiến quốc (năm 1945), Người nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là: “1. Làm cho dân có ăn; 2. Làm cho dân có chỗ ở; 4. Làm cho dân có học hành”. Người còn nói: “Chúng ta đấu tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng chẳng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”[1]. Bởi vậy, hoạt động của nền hành chính nhà nước trước hết phải phục vụ cho: Độc lập - Tự do – Hạnh phúc. Đây cũng là tiêu ngữ cho mọi văn bản hành chính của nhà nước ta trong gần 77 năm qua.

Năm 1947, trong cuốn sách “Sửa đổi lề lối làm việc” để huấn luyện về lề lối làm việc của cán bộ, một trong những điều Bác viết: Bất kỳ việc gì cũng vì lợi ích của Nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Trước khi đi xa, trong bản Di chúc thiêng liêng, Bác căn dặn: Mỗi đảng viên, cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của Nhân dân. Người cán bộ, công chức không có phận sự nào khác ngoài phận sự phục vụ Nhân dân, vì Nhân dân mà làm việc. Tư tưởng phục vụ nhân dân là tư tưởng cốt lõi trong đạo đức, nhân cách của Bác. Với địa vị là công bộc của dân, Bác luôn nhắc nhở người cán bộ công chức phải yêu dân, kính dân. Người nói: Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Người kịch liệt lên án những cán bộ công chức miệng thì nói dân chủ làm việc thì theo lối quan chủ, miệng thì nói phụng sự quần chúng nhưng họ lại làm trái ngược với lợi ích của quần chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người mà lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, không những phải tìm hiểu thế giới mà còn phải cải tạo thế giới. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đạo đức của Người. Người khuyên chúng ta:"Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành".  Đó chính là phong cách của Bác.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Bác Hồ về lề lối làm việc, cải cách hành chính hướng tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra là mỗi người trên cương vị công tác phải toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, để mãi mãi xứng đáng là công bộc của Nhân dân.

Đó là cách tốt nhất để tư tưởng của Người mãi mãi trường tồn. Trí Ánh

 

[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, t,7, tr274

895 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 2082
    • Thành viên Thành viên 2
    • Tổng Tổng 2084
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76251377