Các ngân hàng Việt tiếp tục yêu cầu Visa, Mastercard giảm phí 

​(ĐCSVN) - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa tiếp tục có công văn gửi Tổ chức thẻ quốc tế Visa/Mastercard tiếp tục kiến nghị về việc miễn, giảm các loại phí cho các ngân hàng tại Việt Nam.

 

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: T.Đ) 

Theo VNBA, trước khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, các TCTD tiếp tục chia sẻ khó khăn với khách hàng thông qua việc cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm nhiều loại phí giao dịch. Tuy nhiên các loại phí liên quan đến thẻ Visa và Mastercard không thể giảm hơn được nữa do các tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT) chưa có sự chia sẻ với các TCTD Việt Nam.

VNBA cho biết, hiện nay cơ cấu phí của các TCTQT áp dụng cho các ngân hàng tại Việt Nam rất phức tạp, với số lượng phí thu rất lớn, chia làm 3 nhóm chính: Phí áp dụng cho mảng phát hành; phí áp dụng cho mảng thanh toán; và các phí thu khác (liên quan đến hệ thống và các giao dịch tra soát). Trung bình mỗi năm, mỗi TCTQT Visa và Mastercard thu từ 1 ngân hàng khoảng 270 đầu phí các loại. 

Trong đó, phí xử lý giao dịch chiếm khoảng 80% tổng phí thu từ ngân hàng. TCTQT vừa thu theo số lượng giao dịch và vừa thu theo doanh số giao dịch, dẫn đến tình trạng thu phí chồng phí đối với 1 giao dịch.

Đối với giao dịch không được cấp phép chuẩn chi, ngân hàng không thu được phí từ đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) nhưng vẫn phải trả phí cấp phép cho TCTQT. Do đó, có trường hợp ngân hàng phát hành đã gửi các bản tin giao dịch không thành công nhưng vẫn phải trả phí xử lý giao dịch đến trên 20 lần so với phí xử lý giao dịch thành công. Điều này, theo VNBA, là hết sức vô lý.

Cùng với đó, mức phí TCTQT áp dụng đối với giao dịch trong nước và tại nước ngoài có sự chênh lệch rất lớn, giao dịch tại nước ngoài chịu mức phí cao gấp 10 - 50 lần so với giao dịch trong nước... Đối với các giao dịch có giá trị nhỏ, các TCTQT áp dụng mức phí trong khoảng 0,1–1 USD/giao dịch, trong khi đó, nguồn thu của ngân hàng chỉ có phí interchange tính trên giá trị giao dịch và ở mức rất thấp, không đủ bù đắp chi phí trả TCTQT.../.

 
M.P
193 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 648
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 648
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78009459