Các hồ thuỷ điện điều tiết giảm đỉnh lũ 

(Chinhphu.vn) - Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, lưu lượng nước lũ về các hồ thuỷ điện của EVN đã giảm.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, lưu lượng nước lũ về các hồ thuỷ điện của EVN đã giảm
Báo cáo của cơ quan chức năng cho thấy, ngày 28/10 đỉnh lũ về hồ thuỷ điện Đak Mi 4 lúc 15h45 đạt mức 15.571 m3/giây. Trước đó, thuỷ điện đã xả một lượng lớn nước, hạ mức nước hồ để có thêm dung tích phòng lũ trước cơn bão số 9.

Cụ thể là lưu lượng từ thượng nguồn về hồ là 15.571 m3/giây, đã điều tiết xả qua tràn là 7.074 m3/giây, giảm được khoảng 8.000 m3/giây (chiếm gần 50%) đỉnh lũ.

Cùng thời điểm đó, nhánh sông có thuỷ điện A Vương, Sông Bung 4 đã chủ động điều tiết, hạ mức nước hồ xuống để ứng phó với cơn bão số 9, mặt khác lũ về các hồ thuỷ điện không lớn. Cụ thể, lưu lương về hồ/lưu lượng điều tiết qua tràn ở thuỷ điện A Vương là 1.156/315 m3/giây, Sông Tranh 2 là 9.868/4.386 m3/giây.

Các hồ thuỷ điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã tham gia điều tiết cắt/giảm lũ cho vùng hạ du. Tuy nhiên, với thời tiết còn diễn biến phức tạp, lượng lũ về các hồ thuỷ điện còn lớn, nước vùng hạ du không thể rút nhanh nên việc nước dâng trên các sông, đặc biệt là vùng trũng như Ái Nghĩa – Đại Lộc (Quảng Nam) là khó tránh khỏi.

Tính đến 9h sáng ngày 29/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, lưu lượng nước lũ về các hồ thuỷ điện của EVN đã giảm.

Ngày 28/10, Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng yêu cầu các địa phương tiếp tục khẩn trương triển khai sơ tán người dân tại các khu vực ven biển, thấp trũng, nhà yếu, khu du lịch, các khu vực có nguy cơ sạt lở ngay trong thành phố. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân, cử người theo dõi, canh gác tại các vùng thấp trũng ven sông, ven biển, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, vùng ngập sâu, ngầm tràn, nước chảy xiết, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Trong đó, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý Sở Công Thương địa phương và EVN kiểm tra, rà soát các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, vận hành đón lũ; đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Đảm bảo an toàn hệ thống đê biển, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu. Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về hồ đập, đê điều, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công. Riêng Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng yêu cầu cần chú ý đến bảo vệ công trình đường dây 500 kV.

Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công Thương và các địa phương đều đã có công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiêm túc, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai; thực hiện khắc phục hậu quả sau mưa bão, đặc biệt là những vùng bị ảnh hưởng lũ lụt.
 
PT
659 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 723
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 723
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88334135