Cá mát - Đặc sản 'gây thương nhớ' ở vùng cao Quảng Trị 

Cá mát có nhiều tên gọi khác nhau, chúng sống từng đàn ở các khe hốc đá nơi nước chảy xiết, nền sỏi cát sạch. Loài cá này chỉ xuất hiện vào thời điểm nhất định trong năm và với mùi vị đặc biệt, những món ăn được chế biến từ loài cá này được cho là sẽ “gây thương nhớ” đối với người được thưởng thức qua.

Theo đó, cá mát có tên khoa học là Onychostoma gerlachi và còn được gọi là cá sỉnh cao, cá niên.

Người Tày, người Thái gọi là pea khính, pa khính; người Hrê bản địa gọi là cai-lin, còn người Kor gọi là ca-da-lết.

Cá mát sống từng đàn ở các khe hốc đá nơi nước chảy xiết, nền sỏi cát sạch. Khi trời bắt đầu tối chúng thường đi theo đàn để kiếm ăn.

Cá mát thường ăn các loại côn trùng trên mặt nước, rong rêu bám vào đá hoặc giun đỏ. Mỗi năm, loài cá này sinh sản một lứa vào mùa xuân khoảng tháng 2 đến tháng 3 âm lịch.

Loài cá này có nhiều tên gọi khác nhau và sống từng đàn ở các khe hốc đá nơi nước chảy xiết, nền sỏi cát sạch.

Ở vùng cao của tỉnh Quảng Trị, loài cá này thường xuất hiện trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch. Muốn bắt được loài cá đặc trưng chỉ có ở những xã vùng cao nằm dưới chân dãy núi Trường Sơn này, có khi người ta phải ngâm mình dưới dòng suối xuyên đêm.

Trời vừa tắt nắng, những thanh niên tại xã vùng cao Húc Nghì (huyện Đakrông, Quảng Trị) mang theo các dụng cụ như lưới, mặt nạ lặn nước, đèn pin, cây đinh ba… cùng nhau ra suối săn bắt cá mát.

Chúng tôi theo chân anh Hồ Văn Phin (36 tuổi, thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì) và 2 người “đồng nghiệp” của anh băng cánh rừng keo đến một đoạn suối nguyên sơ, trên bờ có nhiều đá cuội với những kích thước, những lùm cây rậm rạp...

Đến nơi trời đã tối, hơi nước từ suối thổi lên lạnh ngắt cả người, anh Phin cùng 2 người bạn bắt đầu soạn lưới, mang mặt nạ chuẩn bị xuống nước.

Cùng với đó, một đống lửa nhỏ được đốt lên để vừa sưởi ấm khi ngâm nước quá lâu vào đêm vừa dùng để nướng cá mát. Anh Phin cho biết, loài cá này rất khó bắt vì thường di chuyển theo dòng chảy, ẩn nấp ở dưới những tảng đá lớn.

Một đống lửa nhỏ được đốt lên để vừa sưởi ấm khi ngâm nước quá lâu vào đêm vừa dùng để nướng cá mát.

“Nước vừa động là những con cá này lặn mất tăm. Loài này sống bầy đàn, nay ở chỗ này, mai lại ở chỗ khác nên rất khó xác định được vị trí của chúng. Cá thường kiếm ăn khi trời chập choạng hoặc vào tối đêm nên đây là thời điểm tốt nhất để săn cá”, anh Phin chia sẻ.

Cũng theo anh Phin, mấy năm gần đây, nước sông Đakrông bị ô nhiễm nên cá ít đi, nhiều người còn sử dụng máy rà điện khiến cá không thể sinh sản được. Muốn săn được nhiều cá chỉ có lên thượng nguồn này.

Họ dùng lưới, đinh ba… để bắt cá mát.

Ghi nhận trong buổi đi cùng, nhóm anh Phin chỉ đánh bắt thủ công bằng lưới, đinh ba. Sau khi bủa lưới xung quanh các đoạn suối, những người trong nhóm thay phiên nhau lặn xuống dùng đinh ba và tay săn bắt cá. Cá chạy tán loạn thì mắc lưới hoặc bị những thợ săn thiện xạ tóm gọn.

Mỗi đêm, nhóm anh Phin có thể bắt được từ 5 - 6 kg cá mát. Với đơn giá mà các thương lái, nhà hàng, quán nhậu thường thu mua là 250.000 đồng/kg đã mang lại số tiền giúp 3 thành viên trong nhóm anh Phin đủ trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Mặt nạ lặn bắt cá được người dân rửa sạch bằng một loài lá rừng.

Trong mùa săn bắt cá mát, mâm cơm của những gia đình người dân ở dọc dãy Trường Sơn luôn có những món ăn được chế biến từ loài cá này. Cá mát có thể chế biến thành nhiều món như nướng, hấp hành, kho hay nấu canh chua...

Với nhiều lý do như mùi vị đặc biệt, thịt săn chắc, khó tìm, là loài chỉ sinh sống ở những vùng nước sạch… nên các món ăn chế biến từ cá mát được cho là “gây thương nhớ” đối với người được thưởng qua.

 

1030 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1369
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1369
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87163728