Trong thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng đẩy mạnh. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ các cấp. Chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề. Các trung tâm dạy nghề, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt dộng giáo dục hướng nghiệp để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình; phù hợp yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.
Các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện đã nhận thức một cách sâu sắc việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhân dân đã có sự nhận thức sâu sắc hơn về nghề nghiệp từ chổ học theo phong trào, học cho biết chuyển sang học nghề để mưu sinh phát triên kinh tế gia đình, phát triển sản xuất, học để nâng cao tri thức, học để có nghề nghiệp ổn định. Vì thế số người học nghề ngày càng tăng, chất lượng học viên cũng được nâng lên. Các cơ sở dạy nghề chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo yêu câu, nhu cầu của doanh nghiệp, địa phương; thực hiện tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Đây là cơ sở cung cấp nguồn lao động tại chỗ có tay nghề, đủ trình độ, đủ tiêu chuẩn về cả chuyên môn và nghiệp vụ để tham gia sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở nông nghiệp trên địa bàn huyện. Nếu như trước đây, người dân huyện Vĩnh Linh sống chủ yếu dựa vào nghề nông thì nay đã khác. Nhiều nghề mới đang được phổ biến, cho thu nhập tốt, giúp người nông dân vốn "một nắng hai sương" với đồng ruộng đang dần thay đổi nhận thức trong chọn nghề để làm ăn sinh sống.
Để có cơ sở dữ liệu chính xác, đầy đủ nhằm phục vụ cho công tác xây dựng đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016 và tính đến năm 2020, UBND huyện đã phối hợp với Sở LĐTBXH tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác LĐTBXH, các trưởng thôn, bản, khóm phố về công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân về đường lối chính sách của nhà nước đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, triển khai công tác điều tra cung, cầu lao động, nhu cầu học nghề trong nhân dân và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện để xác định được danh mục nghề đào tạo, chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp truyền đạt...đáp ứng được tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác truyền thống). Bên cạnh đó, UBND huyện đã xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” giai đoạn 2010-2015 và tính đến năm 2020, sát đúng thực tế có tính khả thi cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên nâng lên 46% vào năm 2015, trong đó qua đào tạo nghề là 35% mà nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra. Trên cơ sở nhu cầu học nghề của người lao động và kinh phí tỉnh phân bố, hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đầu tư nâng cao năng lực của Trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện; TT giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên Vĩnh Linh. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên Vĩnh Linh. Huy động nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào công tác dạy nghề. Ban chỉ đạo huyện phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên tiến hành mở các lớp tập huấn đào tạo cho các học viên có nhu cầu học nghề. Các nghề phi nông nghiệp chủ yếu là kỷ thuật nấu ăn, kỷ thuật xây dựng, kỷ thuật chế biển nước mắm...Đối với nghề nông nghiệp, số lượng tham gia học nghề chiếm tỉ lệ lớn hơn so với số người tham gia học nghề phi nông nghiệp. Đến nay việc triển khai các hoạt dộng tư vân miễn phí cho lạo động nông thôn đã được tiến hành đồng bộ và có hiệu quả thiết thực trên thực tế. Ngoài ra, BCĐ 1956 huyện phối kết hợp Trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện tổ chức các cuộc tư vấn lưu động cho nông dân nhằm đấy mạnh phong trào học nghề đến mọi tầng lớp nhân dân. Tư vấn bằng văn bản về những cơ chế, chính sách có liên quan đến dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất kinh doanh. Các hình thức tư vấn cho lao động nông thôn các cơ sở được thực hiện chủ yếu tại Hội Nông dân xã kết hợp với việc đa dạng hóa các hình thức tư vấn khác cho phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn nông thôn; tư vấn trong các buổi sinh hoạt định kỳ của Hội Nông dân cơ sở; tư vấn theo hình thức trực tiếp hỏi và đáp; tư vấn tại nhà...
Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vê các nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp. Trong đó tập trung các lớp nghề như chăn nuôi, thý y, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chăn nuồi gà thả vườn; kỹ thuật trông tiêu, kỹ thuật sữa chữa máy nông nghiệp nữ công gia chánh, kỹ thuật chế biến nước mắm ...Tính đến nay, sau khi tham gia học nghề đã có 3.056 người có việc làm, trong đó tập trung vào các nghề: KT trồng, chăm sóc, khai thác cao su; KT xây dựng; KT trồng, chăm sóc, thu hoạch hồ tiêu, KT chế biến món ăn... Thông qua học nghề phân lớp lao động nông thôn đã áp dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp mới vào sản xuất, góp phần tự tạo việc làm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống. Kết quả đó đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, con nuôi tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.
Với những kết quả đạt được trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở địa bàn huyện trong thời gian qua, tin tưởng rằng hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn sẽ góp phần tích cực để thực hiện hiệu quả việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện Vĩnh Linh. Anh Tuấn