Bộ Y tế chưa quyết định bổ sung vi chất vào sữa học đường 

(Chinhphu.vn) – Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường, Bộ Y tế đã ban hành quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình này và ban hành nhiều hướng dẫn tới các địa phương tổ chức hiện. Riêng vấn đề về bổ sung vi chất vào sữa học đường, đến nay Bộ Y tế chưa có quyết định.

 

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Trao đổi với báo chí ngày 15/8 về thông tin một số phương tiện truyền thông phản ánh Bộ Y tế chậm ban hành quy chuẩn về sữa học đường, khiến Chương trình này triển khai chậm trễ, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) lý giải, thông tin trên là chưa chính xác, vì ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5450/QĐ-BYT về quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường và ban hành nhiều băn bản hướng dẫn các dịa phương tổ chức thực hiện.

Trong đó, Bộ Y tế nhấn mạnh, về nguyên liệu, sản phẩm sữa tươi dùng trong chương trình sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Đến thời điểm hiện tại, sau 3 năm triển khai Chương trình, qua công tác giám sát của Bộ Y tế và báo cáo của các địa phương, mới có 15 tỉnh đã và đang triển khai Chương trình này.

Liên quan đến việc bổ sung vi chất vào sữa học đường, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết, việc bổ sung số lượng và hàm lượng vi chất vào sữa học đường phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học và Bộ Y tế sẽ công khai minh bạch, lấy ý kiến của các nhà khoa học và cả doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận cao nhất về vấn đề này.

“Nếu vẫn còn những ý kiến khác nhau thì vai trò quyết định sẽ là của cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay, vẫn có nhiều ý kiến về việc bổ sung số lượng các loại vi chất nhưng việc này Bộ Y tế vẫn chưa quyết định”, ông Vinh cho biết.

Hiện, sau 3 năm triển khai Chương trình, ông Nguyễn Đức Vinh vẫn nhấn mạnh, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường một cách công khai minh bạch trên cơ sở lấy ý kiến của các nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, Bộ cũng cần xem xét lựa chọn phương án giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, giảm chi phí người dân và đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm phục vụ Chương trình.

Kinh nghiệm thực tiễn triển khai Chương trình sữa học đường ở một số gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan sau 5 năm triển khai đã cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, tăng chiều cao của trẻ em. Chiều cao trung bình của trẻ em Trung Quốc tăng thêm 2cm, Thái Lan tăng thêm 5cm. Tại Việt Nam, qua 5 năm triển khai chương trình Sữa học đường tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tỷ lệ trẻ em thoát suy dinh dưỡng đạt 21,7%, đặc biệt có trẻ cải thiện về chiều cao đạt 36,8%.

Thúy Hà

330 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 769
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 769
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77159733