Bổ sung quy định an toàn thực phẩm đối với gạo dự trữ quốc gia 

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo dự trữ quốc gia.

 

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với gạo (QCVN 06: 2011/BTC) ban hành theo Thông tư số 205/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011, qua hơn 7 năm thực hiện, QCVN 06: 2011/BTC đã đi vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng hàng dự trữ quốc gia (DTQG), là công cụ để đơn vị dự trữ quản lý chất lượng gạo trong việc nhập, bảo quản và xuất hàng dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện QCVN 06: 2011/BTC cũng bộc lộ một số tồn tại hạn chế cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình mới.

 

Bổ sung quy định về yêu cầu an toàn thực phẩm

 

Dự thảo bổ sung quy định "Yêu cầu an toàn thực phẩm", gồm: Dư lượng tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép: Đáp ứng yêu cầu theo quy định theo phụ lục 2.

 

Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng cho phép như sau:

 

STT

Tên chỉ tiêu

Mức tối đa

1

Hàm lượng cadimi, mg/kg

0,4

2

Hàm lượng asen, mg/kg

1,0

3

Hàm lượng chì, mg/kg

0,

 

Giới hạn tối đa độc tố vi nấm cho phép như sau:

 

STT

Tên chỉ tiêu

Mức tối đa

1

Hàm lượng aflatoxin B1, μg/kg

5

2

Hàm lượng aflatoxin tổng số, μg/kg

10

 

Bộ Tài chính cho biết, theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT hiện có 31 hoạt chất, thuốc bảo vệ thực vật phải kiểm soát dư lượng trên gạo trắng. Tuy nhiên sau khi rà soát, loại trừ các loại hoạt chất có trong danh mục cấm sử dụng theo quyết định của Bộ NN&PTNT (9 hoạt chất) và các loại thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam (6 hoạt chất) hiện chỉ còn 16 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật cần kiểm soát dư lượng. Theo thống kê hiện nay trong cả nước có 6 cơ sở được các bộ, ngành quản lý nhà nước chỉ định kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm đối với gạo (cơ sở đủ 3 nhóm: kim loại nặng, độc tố vi nấm và dư lượng thuốc BVTV) nằm tại các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Cần Thơ. Ngoài ra còn có 15 cơ sở được các bộ, ngành quản lý nhà nước chỉ định kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm đối với gạo (kiểm nghiệm được 2 trong 3 nhóm: kim loại nặng, độc tố vi nấm và dư lượng thuốc BVTV).

 

Việc quy định cụ thể những hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật cần kiểm soát dư lượng đối với gạo giúp quá trình tổ chức thực hiện được dễ dàng hơn. Cụ thể: khách hàng cung cấp gạo xác định được damh mục các hoạt chất phải thực hiện kiểm nghiệm; đơn vị dự trữ nhập gạo cũng dễ theo dõi hơn. Số lượng hoạt chất kiểm tra ít giúp giảm kinh phí khi kiểm nghiệm. Tuy nhiên, danh mục hoạt chất thuốc BVTV thường xuyên được thay đổi (bổ sung các thuốc mới, loại bỏ thuốc cũ độc hại) theo Thông ước quốc tế. Vì vậy khi thực hiện theo phương án này phải thường xuyên cập nhật khi có sự thay đổi, bổ sung Thông tư số 50/2016/TT-BYT và các quyết định của Bộ NNPTNT.

 

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

 

LP

472 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1120
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1120
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87139988