Bộ NN&PTNT không vướng khi giao DN về SCIC 

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Văn Phụ, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp của Bộ NN&PTNT cho biết Bộ này không gặp vướng mắc gì quá phức tạp khi chuyển giao DNNN sau cổ phần hóa về Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Ông Nguyễn Văn Phụ, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ NN&PTNT) - Ảnh: VGP/Thành Chung

Ngày 31/9 vừa qua, Vụ Quản lý doanh nghiệp đã thực hiện bàn giao 2 doanh nghiệp là Tổng Công ty thủy sản Việt Nam - Công ty cổ phần và Công ty cổ phần Xây dựng và Chuyển giao công nghệ thủy lợi về SCIC. Việc này được ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC đánh giá Bộ NN&PTNT là cơ quan đi đầu, gương mẫu trong việc chuyển giao DNNN sau cổ phần hóa về SCIC theo chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

Ngay đợt nghỉ lễ Quốc khánh năm 2018 này, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục bàn giao Công ty cổ phần rau, hoa, quả thuộc Viện nghiên cứu Rau, quả đã thực hiện hầu hết các quy định về xử lý tài chính sau cổ phần hoá về với SCIC, vẫn theo ông Phụ.

Giải thích về câu hỏi của phóng viên rằng cách đây gần một tháng, Bộ NN&PTNT có chủ trương bàn giao cả gói gồm 5 DN (Tổng Công ty thủy sản Việt Nam - Công ty cổ phần, Công ty cổ phần Xây dựng và Chuyển giao công nghệ thủy lợi, Công ty cổ phần Rau, Hoa, Quả, Công ty cổ phần Thuỷ sản Hạ Long và Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Rau Quả Hà Nội) về SCIC nhưng tới nay, Bộ quyết định bàn giao trước 3 DN, ông Nguyễn Văn Phụ cho biết Bộ có chủ trương này nhưng phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ nhằm đẩy nhanh việc chuyển giao các công ty đã cổ phần, tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước.

Đối với 2 DN còn lại là Công ty cổ phần Thủy sản Hạ Long và Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Rau Quả Hà Nội, Bộ sẽ xây dựng xong phương án cơ cấu lại để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt rồi chuyển sang SCIC quản lý trong thời gian sớm nhất.

Trước băn khoăn của phóng viên về lo ngại các khó khăn sau về xử lý sổ sách, kế toán sau cổ phần hoá cản trở việc chuyển giao DN của các bộ, địa phương về SCIC, ông Nguyễn Văn Phụ cho biết, Bộ NN&PTNT không gặp vướng mắc gì quá phức tạp khi chuyển giao DN. “Chúng tôi luôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với sự phối hợp, trao đổi, thống nhất chặt chẽ giữa các bên liên quan. Khi chuyển giao thì có liên quan tới tài chính, phải thẩm định lại nội dung tình hình tài chính của DN nên cần phải làm kỹ lưỡng”, ông Phụ nói.

Ngoài các đơn vị trên, Bộ NN&PTNT còn đang nắm giữ quyền đại diện vốn nhà nước tại Tập đoàn Cao su, Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Quy mô vốn lớn nhất trong số này là Tập đoàn Cao su đã hoàn thành cổ phần hoá, đang chuẩn bị các bước quyết toán vốn lần 2 để chuyển thành công ty cổ phần.

Tổng Công ty Lương thực miền Nam đang từng bước tiến hành Đại hội cổ đông lần đầu để chuyển thành công ty cổ phần. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến khoảng năm 2019 sẽ cổ phần hoá công ty mẹ - tổng công ty. Trong số đó, một số DN sẽ chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo yêu cầu của các Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT có 4 công ty thực hiện nhiệm vụ công ích do Chính phủ giao gồm 3 công ty thủy nông và một công ty khai thác tài sản Biển Đông. Các đơn vị này sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công ích theo đặt hàng của Nhà nước.

Thành Chung

399 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1292
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1292
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88989807