Bệnh viện bị tố cố giữ bệnh nhân đến lúc nguy kịch 

Ngày 31.7, ông Hoàng Kim Thành (47 tuổi, trú P.Đông Giang, TP.Đông Hà, Quảng Trị) cho biết đã có đơn gửi Bộ Y tế, Sở Y tế và Công an tỉnh Quảng Trị đề nghị làm rõ cái chết của vợ ông là bà Lê Thị Anh Thi (44 tuổi, nguyên Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, H.Cam Lộ).

Theo ông Thành, vợ ông chuyển vào Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Quảng Trị hôm 11.6 do đau đầu dữ dội và được bác sĩ V. (khoa nội tổng hợp) điều trị. Sau 6 ngày nằm viện, đến hơn 15 giờ ngày 16.6, BV mới xác định bệnh của bà Thi là phình động mạch máu não. 

Đến 3 giờ ngày 17.6, khi bà Thi trở nặng, bất tỉnh (kết quả chụp cắt lớp cho thấy bệnh nhân đã xuất huyết não), thì BV mới cho chuyển bà Thi lên tuyến trên; đến 6 giờ cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến BV T.Ư Huế và sau đó đã tử vong.
Ông Thành cho rằng BV đa khoa tỉnh Quảng Trị quá chậm trong chẩn đoán, phát hiện bệnh, suốt 6 ngày điều trị tại đây bà Thi chỉ được cho uống và chích thuốc giảm đau là chính. Đáng chú ý, BV có máy chụp cắt lớp 160 lát cắt nhưng chỉ chụp bằng máy 32 lát cắt nên không xác định được bệnh. Đến ngày thứ 6, sau khi chụp bằng máy 160 lát cắt thì phát hiện bệnh, nhưng lại không có biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp.
Trả lời PV Thanh Niên sáng 31.7, bác sĩ Trương Xuân Nhuận, Phó giám đốc BV đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho rằng bà Thi nhập viện với triệu chứng duy nhất là đau đầu dữ dội trong khi nguyên nhân gây đau đầu quá nhiều nên các bác sĩ phải làm tuần tự các xét nghiệm để tìm bệnh.
“Việc không chụp cắt lớp bằng máy 160 lát cắt ngay từ đầu để phát hiện bệnh một phần vì phải làm tuần tự, một phần cũng do trình độ anh em còn hạn chế, chưa đủ kinh nghiệm khoanh vùng bệnh”, bác sĩ Nhuận nói và nhìn nhận đây là trường hợp BV ít gặp, với bệnh này trình độ của BV cấp tỉnh “chẩn đoán được là tốt rồi chứ không đủ khả năng xử lý”.
Trước thắc mắc vì sao không đủ khả năng xử lý mà vẫn giữ bệnh nhân lại, không chuyển gấp lên tuyến trên, bác sĩ Nhuận cho biết không phải trường hợp phình động mạch nào cũng bị vỡ, xuất huyết não... bởi đây là bệnh lý bẩm sinh, có thể bệnh nhân đã bị từ nhiều năm trước.
"Ngay khi phát hiện bệnh, chúng tôi đã có kế hoạch chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Hôm đó là thứ sáu, chúng tôi tính đến thứ hai sẽ cho gia đình đưa bệnh nhân ra Hà Nội theo nguyện vọng, không ngờ chỉ vài giờ sau thì bệnh trở nặng. Chỗ này là do xui rủi và các bác sĩ cũng không lường trước được lúc nào thì mạch máu vỡ", bác sĩ Nhuận giải thích thêm, đồng thời đề đạt: “Ở góc độ cá nhân, nếu nói chúng tôi “dốt”, kém về chuyên môn thì chúng tôi còn chịu, chứ xin đừng nói chúng tôi tắc trách, thiếu trách nhiệm”.
550 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1250
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1250
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87124774