Báo nước ngoài: Các nước như Việt Nam là 'cơ hội vàng' đối với Apple 

(Chinhphu.vn) - Apple vừa mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam, một dấu hiệu khác cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các thị trường mới nổi đối với nhà sản xuất iPhone, theo CNN.
Báo nước ngoài: Các nước như Việt Nam là 'cơ hội vàng' đối với Apple - Ảnh 1.

Một cửa hàng Apple tại trung tâm mua sắm ở Bangkok năm 2022. Thái Lan là một trong số ít quốc gia ở Đông Nam Á mà Apple có cửa hàng bán lẻ trực tiếp. Ảnh: CNN

Reuters đưa tin, với hoạt động khai trương vào ngày 18/5, lần đầu tiên người tiêu dùng ở Việt Nam - nền kinh tế đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á - sẽ có thể mua trực tiếp bất kỳ sản phẩm nào của Apple.

Hãng tin CNN nhận định, các thị trường như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia ngày một quan trọng với Apple khi tăng trưởng tại các thị trường phát triển như Trung Quốc đang chậm lại.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã chỉ ra triển vọng của công ty tại các nền kinh tế mới nổi, gọi đó là những điểm sáng trong kết quả tài chính của công ty. Trong một báo cáo doanh thu công bố trong tháng 5, ông Tim Cook cho biết ông "đặc biệt hài lòng" với thành tích tại các thị trường này trong ba tháng đầu năm.

Báo cáo nêu rõ: "Apple đã đạt được các kỷ lục mọi thời đại ở Mexico, Indonesia, Philippines, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, cũng như một số kỷ lục trong quý tháng 3, bao gồm cả ở Brazil, Malaysia và Ấn Độ".

Ông Daniel Ives, Giám đốc điều hành công ty Wedbush Securities, cho biết: "Rõ ràng, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trên toàn cầu và do đó gia tăng sức ép lên Apple trong việc tích cực theo đuổi các thị trường mới nổi".

Trả lời CNN, ông cho biết việc bắt đầu bán hàng trực tuyến tại một nước thường diễn ra trước khi cửa hàng vật lý xuất hiện. Điều này rất đúng với Ấn Độ. Trong khi đó, theo nhà phân tích Chiew Le Xuan, màn khai trương Apple Store Online tại Việt Nam hôm 16/5 cho thấy công ty đang củng cố hơn nữa sự hiện diện tại các nước mới nổi. Ông tiết lộ "ông lớn" tích cực mở rộng tại khu vực trong vài tháng gần đây, tăng cường phân phối và mạng lưới đại lý ủy quyền.

Apple có dư địa lớn để phát triển. CEO Cook gọi khu vực này là "cơ hội tuyệt vời" của hãng.

Chiến thuật của Apple là bắt đầu hoạt động bán hàng trực tuyến ở một quốc gia sau đó mở các cửa hàng truyền thống.

Theo Chiew Le Xuan, nhà phân tích nghiên cứu về điện thoại thông minh ở Đông Nam Á tại công ty tư vấn Canalys, lễ khai trương cửa hàng trực tuyến Apple tại Việt Nam cho thấy thương hiệu "quả táo cắn dở" này đang củng cố hơn nữa hiện diện của mình tại các thị trường mới nổi.

Chuyên gia cho biết Apple tích cực tăng cường sự hiện diện trong khu vực trong những tháng gần đây, tăng cường phân phối và mạng lưới các đại lý được ủy quyền, đặc biệt là ở Malaysia. Hiện tại, trong khu vực, Apple mới chỉ có các cửa hàng bán sản phẩm trực tiếp tại Thái Lan và Singapore.

"Chúng tôi đang nỗ lực ở một số thị trường và nhận thấy Đông Nam Á là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi", Giám đốc điều hành Apple chia sẻ.

Apple gia nhập danh sách ngày càng nhiều các doanh nghiệp toàn cầu đang đổ vốn đầu tư vào Đông Nam Á.

Theo Tập đoàn Tư vấn Boston, người tiêu dùng của khu vực này cũng mang nhiều hứa hẹn, với số lượng gia đình có thu nhập trung bình và khá ở các nền kinh tế như Việt Nam, Indonesia và Philippines dự kiến tăng khoảng 5% mỗi năm cho đến năm 2030. Theo Boston, nhóm người tiêu dùng này được miêu tả là "siêu thị trường tiếp theo".

Theo ông Ives, sức hấp dẫn của tầng lớp trung lưu đang lên ở Đông Nam Á đã thay đổi tính năng động ở những quốc gia này. "Đây là một cơ hội vàng cho Apple", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Các thương hiệu cao cấp như Apple phải vật lộn tại những thị trường mới nổi vì giá sản phẩm. iPhone – giá từ 470 USD đến 1.100 USD – được xem là đắt đỏ với người dùng tại những nước Đông Nam Á đang phát triển, khi người dùng chủ yếu tiêu thụ smartphone dưới 200 USD.

Theo Chiew, sự vắng mặt của Apple thấy rõ nhất mỗi lần iPhone mới ra mắt. Người mua từ Việt Nam và Campuchia thường bay sang Singapore và Malaysia để mua thiết bị và về bán lại. Điều này có thể thay đổi trong các năm tới, nhất là khi Apple tiếp tục tăng cường nỗ lực tại đây.

Ives dự đoán Apple sẽ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình tại các thị trường mới nổi thông qua các chiến lược định giá khác nhau. Một khi người dùng chuyển sang dùng iOS, họ có xu hướng gắn bó với nó và trở thành khách hàng trung thành. Nó là một phần cốt lõi trong thành công của Apple tại Trung Quốc và có thể tái hiện tại Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Song, Apple sẽ đối mặt với những trở ngại tại Đông Nam Á, nơi một số quốc gia đưa ra yêu cầu khắt khe với doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn, tại Indonesia, ít nhất 35% linh kiện trong hàng điện tử bán ra trong nước phải do nội địa sản xuất. Quy định tương tự đã khiến Apple không thể mở cửa hàng tại Ấn Độ, cho tới khi chính sách nới lỏng vào năm 2019.

Và dù người dùng ngày một giàu có hơn, giá bán sản phẩm Apple vẫn cao tại nhiều thị trường mới nổi. Ives tin rằng tăng trưởng tại đây sẽ rất khó khăn.

107 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 401
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 401
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 89324150