Bàn về các giải pháp hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại 

(ĐCSVN) – Việt Nam hiện đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và đặc biệt trong quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi các nền kinh tế đang gia tăng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.

 

 Ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương

Ngày 21-12, Tạp chí Công Thương tổ chức Tọa đàm “Rủi ro và giải pháp hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam”.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục có nguy cơ là đối tượng bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Bởi hàng hóa Việt Nam ngày càng xuất khẩu nhiều ra thị trường thế giới, đặc biệt các thị trường có xu hướng tăng cường bảo hộ hàng hóa và chuỗi cung ứng của họ.

Ông Chu Thắng Trung cho rằng, để hạn chế rủi ro khi bị điều tra phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp phải khắc phục tâm lý e ngại khi tham gia vào các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Thay vào đó, doanh nghiệp nên chủ động tham gia vào các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Cần liên kết với các đối tác, những bên liên quan có thể có chung lợi ích với cả các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tọa đàm “Rủi ro và giải pháp hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam”. 

Để phần nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại đang tiếp tục duy trì hệ thống cảnh báo sớm phòng vệ thương mại. Cơ chế hoạt động của hệ thống cảnh báo sớm là Cục sẽ theo dõi thường xuyên những biến động xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường để nếu như tốc độ tăng trưởng của mặt hàng đó quá nhanh hoặc chiếm một thị phần tương đối ở các nước nhập khẩu và mặt hàng đó là đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại ở một nước khác rồi thì Cục sẽ cảnh báo các hiệp hội để cùng doanh nghiệp lưu ý theo dõi.

Dưới góc độ doanh nghiệp, TS Lương Đức Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhấn mạnh: “Khi xuất khẩu lớn và có sức cạnh tranh thì hàng hóa sẽ bị chú ý áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại”.

Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định được mặt hàng xuất khẩu có phải là đối tượng rủi ro hay không. Sau đó doanh nghiệp cũng có thể đề ra những chiến lược cụ thể ngoài việc chuẩn bị nguồn lực, chuẩn bị tâm thế để trong trường hợp nếu như bị điều tra thì có những sự chuẩn bị trước. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc để có một chiến lược đa dạng hóa thị trường, tránh lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu có rủi ro.

 
Tin, ảnh: Kim Dung
447 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1270
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1270
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84190100