An ninh, an toàn thực phẩm - Hãy bắt đầu từ mỗi gia đình 

An toàn thực phẩm (ATTP) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội. An toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển giống nòi; kinh tế, văn hoá, xã hội và giao lưu thương mại. Chính vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm được cộng đồng quốc tế coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu bảo đảm an sinh xã hội. Đối với nước ta “An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài”.

Quán triệt tinh thần đó,  những năm qua công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh ta đã được cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị quan tâm: hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn khá đồng bộ, đầy đủ, kịp thời; công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến về hành vi an toàn thực phẩm được đẩy mạnh; nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dung đã có sự chuyển biển tích cực; công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm cả 3 cấp (tỉnh, huyện và xã) được thành lập và hoạt động cơ bản có hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội thông qua các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị thông minh” đã vận động hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm; đồng thời phát huy vai trò giám sát, phản biện, tố giác các hành vi sai phạm an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, số vụ ngộ độc, số người chết do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh được hạn chế thấp nhất.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế: Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; sự phối hợp giữa các sở, ban,  ngành; đoàn thể chính trị- xã hội kết quả chưa cao. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn tổ chức, bộ phận người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa tuân thủ hoặc tuân thủ không nghiêm quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm; ban chỉ đạo liên ngành hai cấp (huyện và xã) hoạt động chưa mạnh và chưa thực sự hiệu quả.

Theo GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương mỗi năm ở Việt Nam ước tính có khoảng 150.000 người bị mắc ung thư nhưng điều đáng lưu tâm là 35% số người này có liên quan đến sử dụng thực phẩm bẩn, hoặc nhiễm hóa chất độc hại. Để giải quyết vấn đề này, Đảng đã có chủ trương, Nhà nước đã ban hành chính sách thực thi: Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm các cấp được kiện toàn, khắc phục cơ bản những chồng chéo trong trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các bộ quản lý chuyên ngành; thí điểm việc thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm và thanh tra chuyên ngành tại một số địa phương. Công tác kiểm tra tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, chuyển mạnh sang kiểm tra đột xuất, có trọng tâm. Việc công khai các cơ sở vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện thường xuyên. Công tác truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên, các hình thức tuyên truyền được đa dạng hóa đã tác động tốt trong việc thay đổi hành vi bảo đảm an toàn thực phẩm. Công tác giám sát và phân tích nguy cơ tiếp tục được duy trì và triển khai bài bản, đã kịp thời đưa ra cảnh báo và xử lý các trường hợp, sự cố mất an toàn thực phẩm, thông tin kịp thời đến người tiêu dùng.  Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương xây dựng trình ban hành một số chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Ở các địa phương đã xây dựng và triển khai các đề án/mô hình điểm quản lý thức ăn đường phố. Hệ thống kiểm nghiệm về ATTP được đầu tư, nâng cấp, đã có 06 Labo thuộc các Viện Trung ương và 62/63 tỉnh, thành phố có phòng kiểm nghiệm thực phẩm cấp tỉnh được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

Những hành động quyết liệt đó, đã nói lên một điều : an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề sống còn, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, theo chúng tôi nếu không bắt đầu từ mỗi người, gia đình thì công tác này vẫn thiếu bền vững. Bởi mỗi người, mỗi gia đình có vai trò quan trong cuộc chống thực phẩm “ bẩn”; ít nhất trên 3 góc độ:

Là người sản xuất mọi người phải hết sức tuân thủ hướng dẫn sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong sản xuất đúng quy định, quy trình; kiên quyết không sử dụng hóa chất, phụ gia ngoài danh sách cho phép. Nếu tất cả mọi người đều sản xuất ra hàng “sạch” thì thị trường sẽ khó có hàng “ bẩn”.

 Là người lưu thông, mọi người hãy nói không với việc buôn bán những mặt hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo. Tốt nhất, hãy đặt vị trí của mình là người tiêu thụ sản phẩm khi là người lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đối với người tiêu dùng, hãy là người tiêu dùng thông thái. Bởi nếu tất cả chúng ta đều chọn sản phẩm “sạch” thì hàng ‘bẩn” hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng nsẽ không không có đất để sống. Chính vì vậy, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung nhưng phải bắt đầu từ mỗi người, mỗi gia đình. Trí Ánh

         

 

 

709 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 614
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 614
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 89008281