09 nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2017 

Để tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị, Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2015-2020 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, của Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh ban hành Chương trình trọng tâm chỉ đạo công tác cải cách tư pháp năm 2017 (Chương trình số 02-CTr/BCĐCCTP ngày 27/1/2017) như sau:

1-Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm Hiến pháp năm 2013; các chỉ thị,nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, các đạo luật mới về tư pháp. Đẩy mạnh việc quán triệt, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác cải cách tư pháp, chú trọng Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Tố tụng hành chính; Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Quốc hội, bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đồng bộ và hiệu quả.

- Phân công chỉ đạo: Chủ trì đồng chí Phan Văn Phụng, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Phó Trưởng BCĐ CCTP tỉnh và các đồng chí Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh, Chánh án TAND tỉnh.

2- Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2016-2020 giữa Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh với Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; gắn với thực hiện Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 04/12/2014 triển khai thực hiện Kế hoạch số 38-KH/BCĐ của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp trong các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, phương tiện thông tin đại chúng.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của đội ngũ luật sư, giám định viên tư pháp, hoạt động công chứng và đấu giá tài sản để ngăn ngừa tiêu cực. Tăng cường công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật.

Chỉ đạo các tổ chức giám định tư pháp đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận trưng cầu giám định và sớm đưa ra quyết quả giám định tạo điều kiện cho các cơ quan tố tụng có cơ sở để giải quyết vụ án khách quan, kịp thời, đúng pháp luật.

- Phân công chỉ đạo: Đồng chí Mai Thức, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, thành viên BCĐ; đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp, thành viên BCĐ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện.Các đơn vị phối hợp: Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các Ban đảng, Văn phòng Tỉnh uỷ, các cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, đảng đoàn, Ban cán sự đảng, các sở, cơ quan ban ngành, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh.

3-Các ngành công an, viện kiểm sát, tòa án, thi hành án dân sự quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động; thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong thi hành công vụ; chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp.

- Phân công chỉ đạo: Các đồng chí Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh, Chánh án TAND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo.

4- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các cơ quan tư pháp trong phối hợp hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, xử lý kịp thời các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.Tập trung phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án Thường trực Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi chỉ đạo còn tồn đọng trong năm 2016.

Thực hiện tốt các Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với Đảng ủy Công an tỉnh, Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong tham mưu giải quyết các vụ án, vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa BCS Đảng Tòa án nhân dân, BCS Đảng Viện kiểm sát nhân dân, Đảng ủy Công an tỉnh trong việc phối hợp giải quyết các vụ án hình sự theo tinh thần Chỉ thị 15-CT/TW của Bộ Chính trị và các vụ án, vụ việc do Thường trực Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo xử lý.

Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tư pháp theo Kế hoạch số 70 KH/TU ngày 31/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung xem xét, giải quyết dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng.

- Phân công chỉ đạo: Đồng chí Phan Văn Phụng, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo CCTP tỉnh và các đồng chí Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh, Chánh án TAND tỉnh.

 5- Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1681/QĐ-TTg  ngày 30/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TU ngày 5/4/2016 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc triển khai thi hành các đạo luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp”; Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 30/8/2016 về“Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng”;Kế hoạch số 10-KH/TU ngày 30/3/2016 thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”.

- Phân công chỉ đạo: Chủ trì đồng chí Phan Văn Phụng, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo CCTP tỉnh và các đồng chí Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh, Chánh án TAND tỉnh.

6-Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh chọn những vụ án, vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, những vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng có quan điểm khác nhau trong xử lý..., để đề xuất Ban Chỉ đạo và Thường trực Tỉnh ủy đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo năm 2017.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm nội dung và duy trì công tác giao ban các cơ quan tiến hành tố tụng, phản ánh những vấn đề, vụ án, vụ việc cần kịp thời chỉ đạo hoặc đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo xử lý theo quy định của Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị.

Toà án nhân dân hai cấp nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án theo tinh thần cải cách tư pháp, bảo đảm “các bản án, phán quyết của toà án chủ yếu phải dựa trên kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên toà”; nâng cao chất lượng hoạt động, tính độc lập của Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử. Hạn chế việc trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, không để xảy ra án oan hoặc bỏ lọt tội phạm; khắc phục tình trạng án bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán.

- Phân công chỉ đạo: Chủ trì đồng chí Phan Văn Phụng, UVTV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, cùng các đồng chí thành viên: Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh, Chánh án TAND tỉnh phối hợp chỉ đạo.

7- Nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự, hành chính, phấn đấu đạt và vượt một số chỉ tiêu công tác được giao, trong đó tập trung giảm tỷ lệ số việc và tiền có điều kiện thi hành từ năm trước chuyển sang năm sau. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ, chất lượng.

 - Phân công chỉ đạo:Chủ trìđồng chí Nguyễn Tài Ba, Cục Trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện.

8-Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động giám sát giữa Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐNDtỉnh đối với các cơ quan tư pháp. Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, đi sâu những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật và định hướng của Nghị quyết số 49-NQ/TW; tăng cường vai trò giám sát của HĐND huyện, thị xã, thành phố đối với các cơ quan tư pháp bảo đảm thiết thực, trọng tâm.

 - Phân công chỉ đạo: Chủ trì đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện.

9- Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh tiến hành kiểm tra, giám sát: Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cải cách tư pháp và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị;việc triển khai thực hiện chương trình trọng tâm công tác CCTP năm 2017 của BCĐ; việc áp dụng án treo; việc hoãn chấp hành hình phạt tù ...  đối với một số cơ quan tư pháp cấp tỉnh và Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy (dự kiến 5 cuộc đối với 3 cơ quan tư pháp cấp tỉnh và 2 cấp ủy cấp huyện). Chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo CCTP huyện, thị, thành phố.

 - Phân công chỉ đạo: Chủ trì đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh (Ban Nội chính Tỉnh uỷ chuẩn bị nội dung, bố trí chương trình). Hải Yến-VPTU (Nguồn: Ban NCTU)

5610 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 352
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 352
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 89239084