|
Tài liệu hư hỏng, rách nát sẽ được đoàn phục chế, thao tác kỹ thuật tại chỗ
|
Kết quả sau hơn 10 ngày thực hiện trên địa bàn 13 xã Hải Lăng và 2 xã ở Triệu Phong, đoàn công tác đã số hóa được 11.250 trang tài liệu bao gồm 121 sắc phong, 99 gia phả, 34 văn tế, 7 bằng cấp, 20 đơn từ và 97 tài liệu khác. Sau khi phân loại, đánh giá, những tài liệu nào hư hỏng, rách nát sẽ được đoàn thực hiện phục chế, thao tác kỹ thuật tại chỗ như xịt hóa chất, là ủi, làm phẳng, phơi, sấy nhằm làm cho tài liệu trở lại trạng thái ban đầu. Toàn bộ tài liệu sau khi được số hóa, chỉnh lý, biên mục sẽ được sao chép ra đĩa CD riêng của từng làng, dòng họ, gia đình có tài liệu, giúp thuận lợi cho việc khảo cứu và lưu giữ một cách lâu dài.
Qua tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, có nhiều bản sắc phong, bộ gia phả của làng, dòng họ còn nguyên vẹn, ghi đầy đủ thông tin từ các vị Thành hoàng của làng, các ngài tiền khai khẩn, khai canh đến thế hệ con cháu trong làng, trong họ tộc hiện nay… rất có giá trị cho công tác nghiên cứu lịch sử hình thành các làng xã Quảng Trị; hàng trăm trang tài liệu Hán- Nôm khác phản ánh tín ngưỡng, lễ tế, sinh hoạt ở các làng quê Quảng Trị và một lượng lớn địa bạ về phân chia ruộng đất của các làng xã, cũng như của tư điền qua các thời kỳ lịch sử.
Theo ông Vĩnh Quốc Bảo, Phó Giám đốc Thư viện KHTH TP. Hồ Chí Minh, sau khi kết thúc thành công phần việc sao chụp, số hóa, các tài liệu Hán – Nôm văn hóa cổ sẽ được nghiên cứu, dịch thuật, mã hóa tư liệu và lưu trữ tại Thư viện tỉnh Quảng Trị.
Nguyễn Hoài Diệp