Thông qua lớp tập huấn giảng viên đã giới thiệu cho các học viên một số giống keo được công nhận tiến bộ kỹ thuật như keo lá tràm dòng BVlt83, BVlt25, Clt7, keo lai nhân tạo dòng MA1, MA2,MA3, keo tai tượng xuất xứ Pongaki...; kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn bằng các giống keo lai và keo tai tượng; cách chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng.
Các giảng viên cũng dành nhiều thời gian trao đổi, hướng dẫn cụ thể kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh từ 10 đến 15 năm; phương pháp xác định điều kiện rừng chuyển hóa, thời vụ tỉa thưa, các bước thực hiện kỹ thuật bài cây, tỉa thưa, số lần tỉa thưa và mật độ để lại, cũng như cách thức chăm sóc rừng sau tỉa thưa và bảo vệ rừng chuyển hóa; quy trình trồng rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.
Trên cơ sở những kiến thức từ lớp tập huấn, các học viên sẽ vận dụng vào quy mô hộ gia đình, hướng dẫn cho nông dân khác để áp dụng vào thực tiễn tại các địa phương một cách hiệu quả nhất. Từ đó nâng cao giá trị kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.
Phan Việt Toàn