Trong đó, kinh phí cấp tỉnh hơn 5,1 tỉ đồng; kinh phí cấp huyện hơn 10,2 tỉ đồng; kinh phí cấp trường do Trường Trung cấp Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư 2,5 tỉ đồng.
Kết quả, đã hoàn thành 606/608 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 16.561 học viên/17.013 học viên, đạt 97,34% kế hoạch. Sau học nghề, 16.542 người có việc làm, 415 người được các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, 324 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, 15.766 người tự tạo việc làm, 37 người thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; có 364 người thoát nghèo.
Quá trình triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhiều địa phương đã gắn dạy nghề với việc phát triển các mô hình phát triển sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới như trồng rau sạch, trồng ném, cao su, cà phê, chăn nuôi trang trại, phát triển ngành nghề nông thôn. Người lao động sau học nghề đã biết vận dụng kiến thức, tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào lao động sản xuất, cải thiện chất lượng việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Kăn Sương