|
Người dân huyện Đakrông được hưởng lợi từ việc giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng-Ảnh: P.A
|
Việc lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng theo đúng trình tự, thủ tục giao khoán. Đã hỗ trợ hàng trăm tấn gạo cho hộ nghèo tại các xã tham gia trồng rừng và nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực theo dự án được duyệt.
Công tác giao khoán bảo vệ rừng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, hỗ trợ thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng và ven rừng. Chất lượng rừng giao khoán được cải thiện, độ che phủ rừng tăng, tính đa dạng sinh học của rừng được bảo vệ và ngày càng phát triển.
Ngoài ra, từ nhiều chương trình, dự án và các nguồn vốn vay đã hỗ trợ đầu tư trồng rừng với diện tích 3.187,9 ha trên địa bàn các xã Hướng Hiệp, Mò Ó, Hải Phúc, Đakrông, Tà Long, Ba Nang, Húc Nghì, Tà Rụt, A Ngo, A Vao và A Bung, với tổng vốn đầu tư trên 14,56 tỉ đồng. Ngành chức năng của huyện đã cấp 2.990 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.540 hộ gia đình, với diện tích 2.884 ha.
Công tác đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận đất rừng sản xuất có tác động tích cực đối với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, người dân thực hiện các quyền lợi về quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh để tạo vốn sản xuất và định hướng phát triển lâu dài.
Việc trồng rừng sản xuất, rừng kinh tế góp phần tăng độ che phủ và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Nhiều gia đình, cá nhân đã có được nguồn thu từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ phát triển kinh tế rừng.
Việc giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng thêm nhiều diện tích rừng mới có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ được nguồn nước trong mùa khô, chống xói mòn, tăng tỉ lệ độ che phủ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Cũng thông qua đó mà nhận thức của người dân về lợi ích của rừng, về các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc nhận bảo vệ rừng có những chuyển biến tích cực.
P.A