Bảo vệ môi trường vì sự phát triển của đất nước 

Bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm.

Ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới”.

 Quan điểm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã được lồng ghép xuyên suốt trong các chiến lược, kế hoạch, như: Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991 – 2000, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2025. Trong đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nêu rõ quan điểm: “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Chiến lược đặt ra yêu cầu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các chương trình, dự án. Các dự án đầu tư xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường. Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 cũng nêu rõ quan điểm: “Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu…”. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2026 tiếp tục khẳng định: “Phát triển nhanh và bền vững…; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1788/QĐ-TTg, ngày 01/10/2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020”; Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”; Nghị định số 53/2020/NĐ-CP, ngày 05/5/2020 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” và các Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; gần đây nhất là Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra từ ngày 01 - 12/11/2021 tại Vương quốc Anh.

          Như vậy, có thể nói rằng “bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững” [1] cho nên tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là quan điểm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng.

                                                                                                                                                     Trí Ánh

 

[1] Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

297 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 897
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 898
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87022609