|
Ao nuôi tôm bị dịch bệnh-Ảnh: L.A
|
Mặc dù ngay sau khi bệnh xảy ra, UBND xã đã báo ngay cho Trạm Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) huyện và Chi cục CN&TY tỉnh về lấy mẫu xét nghiệm để có giải pháp hỗ trợ cho người nuôi tôm nhưng do phòng xét nghiệm mẫu của Chi cục CN&TY (đơn vị được Sở Nông nghiệp và PTNT giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm bệnh thủy sản) chưa được công nhận năng lực chẩn đoán bệnh thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT nên để đủ căn cứ hỗ trợ hóa chất dập dịch, thẩm định dịch bệnh hỗ trợ sản xuất, các hộ nuôi tôm phải gửi mẫu ra Chi cục Thú y vùng III tại tỉnh Nghệ An để xác định bệnh.
Việc này vừa gây tốn kém chi phí cho người nuôi tôm, vừa kéo dài thời gian xác định tác nhân gây bệnh, đặc biệt là trong thời điểm đi lại khó khăn do COVID-19 như hiện nay.
“Nếu như trước đây để được nhận hóa chất dập dịch, người nuôi tôm chỉ cần đưa mẫu tôm vào Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản xét nghiệm và nhận kết quả ngay trong ngày, thì hiện nay để có kết quả xét nghiệm phải mất từ 4 – 5 ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống dịch bệnh, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi có khả năng tiếp tục lây lan ra diện rộng”, ông Dũng cho hay.
Lê An