Đàn lợn 200 con nhà ông Thể được kiểm soát gắt gao để phòng DTLCP - Ảnh: VGP/Đỗ Hương An toàn giữa vùng dịch Đến xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội những ngày này không còn cái nhộn nhịp của việc chăn nuôi như thường lệ, không còn thương 

(Chinhphu.vn) – Đầu tuần tới, tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung - địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng kết nối hai miền Nam - Bắc, mặt tiền biển của Việt Nam.

 

Thành phố Đà Nẵng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đây là sự kiện mới nhất nằm trong chuỗi các hội nghị do Thủ tướng chủ trì thời gian vừa qua, tiếp theo hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam, các hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, về vấn đề dân di cư tự do tại Tây Nguyên…

Kinh tế 14 tỉnh thành đồng loạt khởi sắc

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung (thường được gọi là miền Trung) gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Dân số toàn vùng khoảng 20,2 triệu người, chiếm 21% tổng dân số cả nước, diện tích tự nhiên chiếm 28,9% cả nước.

Miền Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kết nối hai miền Nam - Bắc. Đặc biệt, biển miền Trung là tài nguyên quốc gia, là mặt tiền biển của Việt Nam, với chiều dài đường bờ biển 1.900 km. Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, địa bàn chiến lược thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển.  

Trước thực trạng liên kết vùng còn là khâu yếu, chưa thực hiện hiệu quả, Thủ tướng đã nhiều lần nêu rõ quan điểm phát triển vùng là phát triển mang tính hữu cơ, liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng thành một hệ thống thống nhất, không được mang tính chủ quan, áp đặt, hay là con số cộng của sự phát triển các tỉnh, thành phố thuộc vùng. Phải có cơ chế điều phối hoạt động của vùng đủ mạnh, không bị ràng buộc, hay chia cắt bởi địa giới hành chính. 

Miền Trung còn là cửa ngõ ra biển của tỉnh vùng Tây Nguyên, là bệ đỡ cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tiềm năng và nhu cầu mở cửa, hội nhập với thị trường quốc tế rất lớn. 

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, kinh tế 14 tỉnh, thành phố vùng miền Trung đang đồng loạt khởi sắc, tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng năm 2019 của vùng đạt cao so với bình quân chung cả nước. 

Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 8,05% cao hơn bình quân chung cả nước (bình quân cả nước 6,76%). Trong đó có 8/14 địa phương tăng trưởng 6 tháng/2019 cao hơn bình quân chung cả nước. Riêng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá, đạt khoảng 12,8% (cả nước 8,93%), trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vững vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành.

Một điểm sáng khác là kim ngạch xuất khẩu 6 tháng của vùng tăng cao hơn bình quân chung cả nước. Theo báo cáo của các địa phương tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 6,950 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2018 (cả nước tăng 9,05%).

Cùng với đó, thu ngân sách nhà nước đạt cao nhất từ trước tới nay. Tính đến hết tháng 6, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 100,73 nghìn tỷ đồng, bằng 57% dự toán Trung ương giao (173,5 nghìn tỷ đồng) cao hơn mức bình quân cả nước 52,8%, tăng 18% so cùng kỳ năm 2018.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục tăng, số vốn FDI đăng ký mới tăng cao hơn so với cùng kỳ 2018. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản lý và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tiếp tục được cải thiện trên bảng xếp hạng cả nước. Phát triển doanh nghiệp ổn định, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2018

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019 của các tỉnh trong Vùng sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 8,5%; các chỉ tiêu về thu, chi ngân sách, tổng mức lưu chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư, số lượng khách du lịch... tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, có 9/10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Vẫn thiếu các dự án động lực quy mô lớn

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong phát triển miền Trung, mà trước hết là động lực tăng trưởng công nghiệp của vùng còn yếu.

Trong 14 tỉnh, chỉ có 3 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ năm 2019 có dự án động lực quy mô lớn. Các tỉnh còn lại tốc độ tăng trưởng công nghiệp còn thấp, chưa khai thác được thế mạnh hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có. Một số hành lang kinh tế (Đà Nẵng - Quốc lộ 1A và hành lang Đà Nẵng - Quốc lộ 14B - 14D - Nam Giang - Đông-Tây; Dung Quất - Tây Nguyên; Quy Nhơn - Tây Nguyên) chưa phát huy sức hút lớn về công nghiệp, dịch vụ.

Thứ hai, xuất khẩu tăng cao nhưng tỷ trọng còn thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng miền Trung chỉ chiếm khoảng 4,76% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Ngoại trừ Đà Nẵng và Khánh Hòa xuất siêu, các tỉnh còn lại trong vùng chủ yếu là nhập siêu.

Thứ ba, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân tăng trưởng, đầu tầu dẫn dắt kinh tế vùng. GRDP đến 2018 chỉ chiếm 6,93% GDP của cả nước.

Thứ tư, thu ngân sách chưa bền vững, mặc dù tăng cao nhưng số thu một lần, thu không ổn định còn chiếm tỷ lệ lớn, thu từ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nội địa, chiếm tỷ lệ từ khoảng 22-25%.

Thứ năm, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, nội vùng còn yếu và thiếu. Tuyến đường ven biển kết nối các tỉnh và vùng dải bờ biển miền Trung chưa được đầu tư, các tuyến đường ngang nối khu vực ven biển lên Tây Nguyên, khu vực trung du, miền núi các tỉnh chưa được đầu tư mới, nâng cấp.

Thứ sáu, nguy cơ thiếu nước ngọt, nhiễm mặn, đặc biệt tại các tỉnh Nam trung Bộ, Ninh Thuận, Bình Thuận. Nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp còn cao.

Thứ bảy, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp (tỷ lệ qua đào tạo có cấp chứng chỉ mới đạt khoảng 22-23%); nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động trong những năm tới do dịch chuyển dân số vùng và tỷ lệ già hóa dân số đòi hỏi phải có các giải pháp kịp thời trong thời gian tới.

Thứ tám, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với cả nước. Phát triển chưa đồng đều xét trên yếu tố vùng, lãnh thổ giữa các tỉnh trong vùng và nội bộ từng địa phương, ảnh hưởng tới khả năng phát triển Vùng một cách đồng bộ, toàn diện.

Phân tích thêm về những hạn chế của vùng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung nhắc tới việc các tỉnh có cơ cấu kinh tế gần giống nhau, cạnh tranh với nhau, thiếu sự liên kết giữa các địa phương. Trong khi đó, chưa khai thác được thế mạnh hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có, vùng chưa có được sức hút lớn về công nghiệp, dịch vụ, ít dự án quy mô lớn.

Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung nhằm giới thiệu trực tiếp các tiềm năng, cơ hội đầu tư của các tỉnh khu vực miền Trung nói chung, Bình Định nói riêng tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Theo yêu cầu của Thủ tướng, Hội nghị cũng nhằm xác định những vấn đề tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ, đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng miền Trung, trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Hà Chính

264 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1038
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1038
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87207729