Ðổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong tình hình mới  

Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Quảng Trị điều đó càng thể hiện rất rõ, bởi lẽ kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp hầu hết gắn liền với ngành sản xuất vật chất chủ yếu và đóng góp kim ngạch xuất khẩu quan trọng cho tỉnh, với gần 72% dân cư sống ở nông thôn và 60% lao động làm nông nghiệp, nông dân là thành viên nòng cốt của các HTX, có vị trí hết sức quan trọng về phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, an ninh- quốc phòng và tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18-3-2002, Hội nghị lần thứ 5, BCH Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) kiểu mới hoạt động trên địa bàn tỉnh không chỉ tăng về số lượng mà còn đa dạng về loại hình, phát triển rộng khắp ở các ngành
Ðổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong tình hình mới

Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiểu chỉ thị, nghị quyết để phát triển kinh tế tập thể. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 20/4/2017  về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025; Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Chương trình hành động số 6053/CTHĐ-UBND của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 20/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng Trị về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2025. Trên cơ sở đó UBND tỉnh đã cụ thể Nghị quyết bằng Chương trình hành động với các nội dung: Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, cơ chế tự chủ trong tổ chức sản xuất kinh doanh của các HTX cùng với cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao như sản xuất lúa giống, lúa đặc sản, cây màu, cây vụ đông. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan đã phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành và các chính sách phát triển kinh tế tập thể, HTX tới đội ngũ cán bộ chủ chốt các HTX. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của HTX; quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và HTX.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh cân đối nguồn và triển khai kịp thời đảm bảo yêu cầu hỗ trợ thiết thực phát triển kinh tế tập thể, HTX tại địa phương; nhất là chính sách bồi dưỡng cán bộ HTX; chính sách hỗ trợ sản xuất cây vụ đông, cây rau màu chất lượng cao; phát triển thị trường hàng nông sản; hỗ trợ nâng cấp hạ tầng sản xuất; xây dựng quy hoạch vùng gắn với kiên cố hóa hạ tầng; thí điểm đưa cán bộ trẻ về làm việc tại HTX; thí điểm mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị theo cánh đồng lớn, mô hình sản xuất công nghệ cao… Do đó, kinh tế tập thể, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển đột phá, hiệu quả ngày càng rõ nét. Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 2.673 Tổ hợp tác (THT) với 31.796 thành viên, thực tế cho thấy, hoạt động của da phần THT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở địa phương do tính linh hoạt, đáp ứng cao yêu cầu về nguyên tắc tự nguyện, vùng có lợi. Các THT được hình thành trên nhiều lĩnh vực, ngành với các hình thức đa dạng như: trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, khai thác và chế biển hải sản…

Quảng Trị hiện có 311 Hợp tác xã hoạt động theo luật HTX 2012, với hơn 95.000 thành viên. Đa phần các HTX được thành lập theo Luật HTX 2012 trên cơ sở đã có sản phẩm hàng hóa, khoa học công nghệ phát triển, dịch vụ kinh doanh đảm bảo; các thành viên tích cực tham gia vào hoạt động HTX, vốn góp của thành viên lớn và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương vì vật một số HTX sau thành lập đã tạo ra sản phẩm hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường… Đối với các HTX đổi mới sau chuyển đổi đã chủ động nghiên cứu đổi mới phương thức quản lý, tổ chức lại hoạt động của HTX đúng quy định của Luạt HTX 2012 và mở rộng một số ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy hoạch định hướng chung của địa phương…

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, đến nay, toàn tỉnh có 295 hợp tác xã nông nghiệp và 01 liên hiệp HTXNN, với 73.000 thành viên, doanh thu bình quân 1.000 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 120 triệu đồng/HTX; 90% HTX là dịch vụ tổng hợp và 10% hợp tác chuyên ngành (lợn, thủy sản, cà phê, cao dược liệu..). Có 88% HTX quy mô thôn hoặc liên thôn; 4% HTX được thành lập với các nhóm cá nhân; 8% HTX có quy mô cấp xã, hoặc liên xã. Có 8% cán bộ có trình độ Đại học, cao đẳng; 47,3% cán bộ trình độ trung cấp, sơ cấp, còn lại chủ yếu bồi dưỡng ngắn hạn. Có 16% xếp loại tốt, 33,8% xếp loại khá, 45,6% loại trung bình và 4,6% loại yếu. Là tỉnh đầu tiên ban hành bộ tiêu chí về HTX kiểu mới (đến nay toàn tỉnh có 30 HTX được UBND tỉnh công nhận HTX kiểu mới và song hành với việc thí điểm 05 cán bộ có trình độ Cao đẵng, Đại học về làm việc tại 5 HTX của 4 huyện giai đoạn 2018- 2021). Có thể khẳng định đây là 30 hợp tác xã đầu tiên của tỉnh đã có những thành tích nổi bật, những bước đi mới, cách làm hay đáp ứng sự kỳ vọng và lợi ích chính đáng của thành viên, người lao động; các HTX đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho thành viên

Vì vậy, thời gian tới, để phát huy tối đa vai trò của các HTX, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với tái cơ cấu nông nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề các, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, số HTX được thành lập mới từ 20-25 HTX, 1- 2 liên hiệp HTX; phấn đấu có 70 - 80% HTX xếp loại khá, 100% HTX hoạt động có hiệu quả (tốt, khá); có trên 20 HTX ứng dụng công nghệ cao và 15-20% HTX có nội dung hoạt động theo liên kết chuỗi với doanh nghiệp, các cấp, các cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước đối với kinh tế HTX. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về kinh tế tập thể.

Tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển HTX nông nghiệp theo kế hoạch đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của tỉnh. Hỗ trợ thành lập mới các HTX nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển HTX sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương để hình thành liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ phát triển các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tiếp tục thực hiện chính sách đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ HTX và cán bộ quản lý Nhà nước về HTX.

Huy động mọi nguồn lực cho phát triển HTX. Ưu tiên bố trí các nguồn lực để hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các HTX tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; gắn kết chặt chẽ hơn việc liên kết giữa doanh nghiệp và HTX theo ký kết hợp đồng. Ưu tiên đầu tư cho hoạt động chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng một số mô hình điểm, mang tính đột phá để nhân rộng. Đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng các mô hình HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản hàng hóa theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung; các xã có sản phẩm chủ lực mang lợi thế cạnh tranh theo đề án OCOP.

Hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi trong nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là một giải pháp quan trọng của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Vì vậy, mô hình kinh tế hợp tác, HTX là sự lựa chọn thích hợp để các hộ cá thể thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, gia tăng giá trị và phát triển bền vững

 

Hải Đăng

956 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 737
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 737
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77393445