“Bảo vệ người dùng Internet – Tiếp nhận thông tin an toàn, chia sẻ thông tin đúng cách” 

(ĐCSVN) - Các chuyên gia thảo luận sôi nổi về việc nên tác động vào nhận thức của người dung hay giải quyết các vấn đề kỹ thuật, sự cần thiết phải phát triển bộ quy tắc ứng xử chung cho người dùng số và các bên liên quan, đặc biệt cho những người làm trong lĩnh vực công nghệ; Cần có sự tương tác giữa báo chí và mạng xã hội để kiểm soát được các nguồn thông tin giả, có phương pháp và cách thức phân biệt ranh giới giữa thật và giả rõ ràng;...
guồn thông tin giả, có phương pháp và cách thức phân biệt ranh giới giữa thật và giả rõ ràng;...

Đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam Michael DiGregorio, phát biểu tại hội thảo

Ngày 20/3/2019, tại Hà Nội, Quỹ Châu Á và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã tổ chức buổi thảo luận nhóm chuyên gia với chủ đề “Bảo vệ người dùng Internet – Tiếp nhận thông tin an toàn, chia sẻ thông tin đúng cách”.

Buổi thảo luận chuyên gia bao gồm những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin từ Quỹ Châu Á, Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), Hội Bảo mật điện toán đám mây, Hiệp hội Internet Việt Nam, MSD, Trung tâm sáng kiến truyền thông và phát triển (MDI), NGO Fontana, Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC), Hội truyền thông số, Hội an toàn thông tin, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), T-Plus, v.v.

Với mục đích xây dựng các chương trình và sáng kiến nhằm giúp người dùng sử dụng Internet một cách thông minh, an toàn và hiệu quả, buổi thảo luận xoay quanh các chủ đề chính: Công nghệ số và quy định hiện hành liên quan đến xác định các hành vi trộm cắp, lừa đảo và đưa thông tin sai lệch và xác định khác biệt giữa quy định, công nghệ và nhu cầu thực tế; Chia sẻ hiểu biết từ các dự án/ chương trình, công trình nghiên cứu, hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và đối thoại với Chính phủ cùng các bên liên quan khác về các vấn đề quyền công dân số trong cộng đồng người dùng Internet ở Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng số; Các vấn đề liên quan đến quyền công dân số và nền kinh tế số để xác định các chủ đề có tầm quan trọng và liên quan mật thiết đến tình hình của Việt Nam từ đó đưa ra các trọng tâm vấn đề cần ưu tiên giải quyết để bảo vệ người dùng Internet.

Phát biểu khai mạc buổi thảo luận chuyên gia, ông Michael DiGregorio, Đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam chia sẻ rằng ngày nay chúng ta có Nhận dạng số (Digital identity). Một người có thể có rất nhiều tài khoản email, tài khoản ngân hàng, thậm chí có thể mua hàng trực tuyến bằng tài khoản ngân hàng của mình. Nhiều người còn có tài khoản twitter, zalo, … và nhiều tài khoản mạng xã hội khác. Và chính điều đó cũng tạo ra nhiều rủi ro và mối đe dọa đối với chính chúng ta, những người dùng và là cơ hội cho các loại trộm công nghệ số và tình trạng lạm dụng thông tin.

Ông John Karr, Giám đốc cấp cao Chương trình Công nghệ Quỹ Châu Á phát biểu tại hội thảo

Ông John Karr, Giám đốc cấp cao Chương trình Công nghệ Quỹ châu Á cũng cho biết thêm, Chương trình Hướng tới Môi trường Công nghệ số Thông minh và An toàn tại khu vực châu Á có thể được triển khai bằng cách sử dụng các công cụ pháp lý để ngăn chặn việc lan truyền tin giả. Và một cách khác chính là nâng cao nhận thức cho người dùng số để họ trở thành những người dùng thông thái và sử dụng Internet hiệu quả hơn.

Chia sẻ kiến thức về khung pháp lý, và thực trạng tình hình công nghệ số tại Việt Nam, các chuyên gia thảo luận sôi nổi về việc nên tác động vào nhận thức của người dung hay giải quyết các vấn đề kỹ thuật, sự cần thiết phải phát triển bộ quy tắc ứng xử chung cho người dùng số và các bên liên quan, đặc biệt cho những người làm trong lĩnh vực công nghệ; Cần có sự tương tác giữa báo chí và mạng xã hội để kiểm soát được các nguồn thông tin giả, có phương pháp và cách thức phân biệt ranh giới giữa thật và giả rõ ràng; Thúc đẩy các chương trình đào tạo kỹ năng số - công dân số cho học sinh, sinh viên trong nhà trường cũng như giáo viên và phụ huynh; Tăng cường sự phối hợp giữa khối nhà nước và những nỗ lực chung của khối các tổ chức xã hội.

Ngoài ra, thảo luận cũng rất quan tâm đến cách thức để tiếp cận và hạn chế rủi ro cho người dùng Internet ở khu vực vùng sâu, vùng xa, trẻ em, thanh thiếu nhiên, và những đối tượng dễ bị tổn thương khác.

Tiếp theo buổi thảo luận chuyên gia số 1, Quỹ châu Á và MSD sẽ cùng tiếp tục tổ chức các chuỗi hội thảo chuyên gia là diễn đàn chia sẻ giữa những cá nhân, tổ chức quan tâm tới chủ đề bảo vệ người dùng Internet Việt Nam, từ đó xây dựng chương trình thúc đẩy công nghệ số thông minh và an toàn tại khu vực châu Á trong dài hạn./.

Minh Anh

 
326 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1012
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1012
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87089636