Được biết, tại xã Hải An hiện có 4 cơ sở sửa chữa, đóng thuyền có quy mô khá lớn, chuyên phục vụ cho ngư dân trong vùng và ngư dân một số tỉnh thành lân cận như Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình. Bình quân, mỗi năm mỗi cơ sở đóng mới khoảng từ 70 - 100 thuyền các loại, với giá đóng mới khoảng từ hơn 20 - 30 triệu đồng/thuyền (chưa kể máy móc, ngư lưới cụ).
Trong đó, thuyền đóng mới của ngư dân trong tỉnh chiếm khoảng 50%. Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là sau khi nhận được tiền đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển, riêng ngư dân xã Hải An đóng mới khoảng 60 - 70 thuyền; nhiều thuyền cũ nằm bờ khác cũng đã được ngư dân sửa chữa, trang bị ngư lưới cụ để bước vào vụ khai thác hải sản chính trong năm.
Mỗi cơ sở tạo việc làm với thu nhập ổn định cho khoảng 5 - 10 lao động. Ông Lê Bá Phước, Chủ tịch UBND xã Hải An cho bết: Hiện nay, toàn xã Hải An có trên 200 thuyền đánh bắt hải sản với trên 400 lao động.
Thời gian qua hoạt động khai thác hải sản tại địa phương đã hồi phục trên 90%, ngư dân đã có thu nhập ổn định trở lại từ nghề biển.
Đ.V