WTO nhất trí tạo thuận lợi cho đầu tư vào các nước đang phát triển 

Hiệp định Tạo thuận lợi đầu tư cho phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn FDI, đặc biệt là đến các nước đang phát triển và kém phát triển nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.
WTO nhất trí tạo thuận lợi cho đầu tư vào các nước đang phát triển

Hơn 120 thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đạt thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các nước đang phát triển bằng cách cải thiện tính minh bạch và xóa bỏ các rào cản quan liêu.

Thỏa thuận có tên Hiệp định Tạo thuận lợi đầu tư cho phát triển (IFD), được 75% thành viên WTO ký kết trước thềm Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 (MC13) đang diễn ra tại Abu Dhabi, thủ đô của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Nội dung văn kiện này đã được công bố trên trang web của WTO vài giờ trước khi hội nghị MC13 khai mạc.

Các bên ký kết IFD mong muốn các bộ trưởng tham dự hội nghị ở Abu Dhabi đưa hiệp định này vào hệ thống các thỏa thuận chính thức của WTO. Điều này đòi hỏi thỏa thuận phải được toàn bộ thành viên đồng thuận.

 

Thỏa thuận này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là đến các nước đang phát triển và kém phát triển nhất nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.

Để đạt được điều này, các nước tham gia đã đồng ý “cải thiện tính minh bạch của các biện pháp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng các biện pháp hỗ trợ đầu tư khác và thúc đẩy hợp tác quốc tế.”

Người đứng đầu WTO Ngozi Okonjo-Iweala đánh giá đây là "thỏa thuận tiên phong, hứa hẹn giúp các bên ký kết có thể thu hút được FDI để thúc đẩy tăng trưởng."

 

Về phần mình, Ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu (EU), ông Valdis Dombrovskis cho biết: "Đây là cơ hội để các nước đang phát triển và kém phát triển nhất tăng cường năng lực thu hút thêm đầu tư."

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cũng kêu gọi tất cả các thành viên ủng hộ việc đưa thỏa thuận vào hệ thống của WTO tại hội nghị lần này./.

Biểu tượng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu

Kể từ cuối 2019, sau khi Mỹ ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới vào Cơ quan Phúc thẩm của WTO, 29 vụ tranh chấp đã bị bỏ ngỏ.
 
(TTXVN/Vietnam+)
14 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 844
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 844
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77046427