WHO: Thế giới cần sẵn sàng ứng phó với các đại dịch trong tương lai 

Theo một quan chức WTO, thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khả năng xảy ra dịch bệnh còn nghiêm trọng hơn trong tương lai.
WHO: Thế giới cần sẵn sàng ứng phó với các đại dịch trong tương lai

Ngày 28/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến toàn cầu, song nguy cơ tồi tệ hơn vẫn còn ở phía trước, theo đó hối thúc thế giới cần nghiêm túc chuẩn bị ứng phó.

Phát biểu với báo giới nhân một năm kể từ khi WHO lần đầu tiên biết về chủng virus mới lây lan ở Trung Quốc, Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO Michael Ryan nhấn mạnh "đây là lời kêu gọi cảnh tỉnh."

Theo ông Ryan, đại dịch đang hoành hành rất nghiêm trọng, lan nhanh ra thế giới và ảnh hưởng tới mọi khu vực, nhưng chưa hẳn là một dịch lớn, tỷ lệ tử vong tương đối thấp so với các dịch bệnh khác, do đó, thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khả năng xảy ra dịch bệnh còn nghiêm trọng hơn trong tương lai.

[COVID-19: Đức có trên 30.000 ca tử vong, Hungary nhận vắcxin từ Nga]

Trong khi đó, cố vấn cấp cao của WHO Bruce Aylward cũng cho rằng dù đang đạt được tiến bộ khoa học lớn giúp giải quyết cuộc khủng hoảng COVID-19, bao gồm việc nhanh chóng bào chế vắcxin, song thế giới vẫn chưa thực sự chuẩn bị để ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Theo ông, dù nhiều nơi đã bước vào làn sóng thứ 2 và thứ 3 của dịch COVID-19, song thế giới chưa sẵn sàng giải quyết tình trạng này. Chính vì vậy, các nước cần chuẩn bị tốt hơn để ứng phó không chỉ trong làn sóng dịch bệnh hiện nay, mà còn những dịch bệnh tiếp theo.

Về phần mình, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ hy vọng rằng đại dịch COVID-19 có thể giúp thế giới chuẩn bị tốt hơn cho các mối đe dọa trong tương lai.

Ông cũng hoan nghênh những nỗ lực hợp tác của các nhà khoa từ khắp nơi trên thế giới trong việc chấm dứt đại dịch.

Về hai biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa được phát hiện tại Anh và Nam Phi, ông Ghebreyesus nêu rõ WHO đang làm việc với các nhà khoa học của hai nước để đề ra các bước đi tiếp theo.

Ông cũng đánh giá cao việc hai nước xét nghiệm và theo dõi biến thể mới. Trong bối cảnh đã có 50 quốc gia áp đặt hạn chế đi lại với Anh, ông cho rằng các nước không nên áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt với những quốc gia chia sẻ minh bạch kết quả nghiên cứu, bởi chỉ có xét nghiệm hiệu quả mới giúp phát hiện biến thể và điều chỉnh chiến lược ứng phó phù hợp.

Theo trang thống kê worldometers.info, kể từ khi bùng phát đến nay đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 1,8 triệu người trên thế giới trong tổng số hơn 80 triệu người mắc bệnh./.

Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam+)

 

203 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 580
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 580
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88310275