WB thông qua khoản vay 1 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế Ai Cập 

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 5/12 đã thông qua khoản vay trị giá hơn 1 tỷ USD trong gói hỗ trợ chương trình cải cách kinh tế và giảm nghèo tại Ai Cập.
WB thông qua khoản vay 1 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế Ai Cập

Trong một tuyên bố, WB cho biết khoản vay này sẽ là khoản vay cuối cùng trong gói hỗ trợ cải cách kinh tế trị giá 3,15 tỷ USD với ba lần giải ngân được khởi động từ năm 2015. Số tiền sẽ hỗ trợ "tất cả các lĩnh vực cải cách" nhằm mục đích củng cố nền kinh tế và tạo thêm việc làm tại Ai Cập.

Quan chức cấp cao của WB Asad Alam nhấn mạnh rằng khoản vay sẽ đặc biệt giúp ích cho quốc gia Bắc Phi này trong việc "phát huy các tiềm năng và nâng cao mức sống cho người dân Ai Cập."

Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Hợp tác quốc tế Ai Cập Bà Sahar Nasr hoan nghênh thông báo của WB nhằm tiếp hỗ trợ lộ trình cải cách và chuyển đổi nền kinh tế của Ai Cập.

Bà Nasr cho biết chương trình WB đã giúp nền kinh tế Ai Cập cải thiện tính hấp dẫn đối với đầu tư tư nhân, tạo việc làm đặc biệt cho thanh thiếu niên và phụ nữ.

Hiện tại, WB đang triển khai 19 dự án tại Ai Cập với số tiền cam kết lên tới 7,8 tỷ USD. Các dự án của WB tập trung vào việc giúp người dân Ai Cập giảm nghèo thông qua các chương trình thuộc các lĩnh vực an sinh xã hội, giao thông, nước sạch và vệ sinh nông thôn, nông nghiệp và thủy lợi, nhà ở, y tế và tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

WB ca ngợi đất nước Bắc Phi này là một mô hình giúp tối đa hóa tài chính cho phát triển, trong đó có kế hoạch "huy động 17 tỷ USD đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng."

Ngoài ra, Ai Cập cũng đang nhận được tài trợ song phương từ Ngân hàng Phát triển châu Phi với số vốn vay 500 triệu USD và Anh với 150 triệu USD.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt được một thoả thuận với chính quyền Ai Cập nhằm giải ngân khoản vay thứ ba trị giá 2 tỷ USD trong gói 12 tỷ USD đã được thông qua vào tháng 11/2016. Hội đồng quản trị của IMF dự kiến sẽ phê duyệt kế hoạch giải ngân vào cuối năm nay.

Kể từ khi làn sóng bạo lực bùng phát tại Ai Cập vào năm 2011 khiến Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ, quốc gia đông dân nhất thế giới Arập này đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về doanh thu du lịch và giảm đầu tư nước ngoài do bất ổn chính trị và vấn đề an ninh.

Để có thể nhận được khoản vay của IMF, Ai Cập đã tiến hành cải cách mạnh mẽ, áp dụng thuế giá trị gia tăng, cắt giảm trợ cấp năng lượng và trong tháng 11 năm ngoái đã thả nổi đồng nội tệ ( đồng bảng)./.

418 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1364
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 1365
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87175047