Việc khai thác, sử dụng thông tin về hộ tịch phải tuân theo quy định của pháp luật 

(ĐCSVN) - Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực Nguyễn Công Khanh (Bộ Tư pháp) khẳng định, việc khai thác, sử dụng thông tin về hộ tịch của tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy định của pháp luật, không thể khai thác tự do được.

Tại buổi họp báo quý II/2018 về công tác tư pháp diễn ra ngày 20/7, liên quan đến việc Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất thu phí chia sẻ dữ liệu dân cư, ông Nguyễn Công Khanh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết: Dưới góc độ pháp luật hộ tịch, thông tin hộ tịch bao gồm: khai sinh, kết hôn, khai tử... được coi là thông tin đầu vào của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này được thu thập 15 trường thông tin, trong đó có 9 trường là thông tin hộ tịch.

 

Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực Nguyễn Công Khanh (Bộ Tư pháp) tại buổi họp báo.
(Ảnh: TH).

"Thông tin hộ tịch được cập nhật thường xuyên. Thông tin này được bảo mật với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử nói chung và  dữ liệu thông tin hộ tịch cá nhân nói riêng. Điều này đã quy định rõ trong Luật Hộ tịch về việc bảo mật đối với thông tin cá nhân trong hộ tịch"- ông Khanh nói.

Ông Khanh lưu ý, việc bảo mật thông tin hộ tịch được quy định rõ trong Điều 59 và Điều 61 của Luật Hộ tịch.

Cụ thể, Điều 61 Luật Hộ tịch quy định: Cơ sở dữ liệu hộ tịch được quản lý, bảo mật, bảo đảm an toàn; chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được tiếp cận và khai thác theo quy định của pháp luật..

"Như vậy, nếu pháp luật chưa quy định, bất kỳ cơ quan, tổ chức nào tự do khai thác thông tin này đều là bất hợp pháp”, ông Khanh nói.

Ngoài ra, công chức làm công tác hộ tịch phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm lộ thông tin của người dân trong quá trình đăng ký hộ tịch"- ông Khanh nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) khẳng định, việc khai thác, sử dụng  thông tin về hộ tịch của tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy định của pháp luật, không thể khai thác tự do được.

Trước ý kiến cho rằng việc cung cấp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu dân cư sẽ có thể ảnh hưởng đến bí mật cá nhân, ông Khanh cho hay: Quyền được đảm bảo bí mật cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp và một số luật khác nhưng chỉ mang tính nguyên tắc. Còn những gì được gọi là  bí mật cá nhân (đời tư) hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể chi tiết.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương về tình hình kinh tế-xã hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất Chính phủ cho TP Hà Nội thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu dân cư với một số lĩnh vực như: ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác.

Người đứng đầu UBND TP Hà Nội cho biết thêm, nếu được Chính phủ đồng ý, trước mắt, mỗi năm TP. Hà Nội dự kiến thu được trên 300 tỉ đồng từ việc chia sẻ dữ liệu này./.

 

Thu Hằng

1163 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1533
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1533
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88995968