Triển vọng phục hồi kinh tế Trung Quốc năm 2025: Nhiều biến số khó lường 

Triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2025 được dự báo kém lạc quan hơn với tốc độ tăng trưởng GDP có thể giảm xuống còn 4% do nguy cơ Mỹ áp đặt lại thuế quan dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Triển vọng phục hồi kinh tế Trung Quốc năm 2025: Nhiều biến số khó lường

Nền kinh tế Trung Quốc cho thấy dấu hiệu phục hồi trong tháng 10/2024 với doanh số bất động sản, tiêu dùng và xuất khẩu đều ghi nhận sự cải thiện. Tuy nhiên, triển vọng giai đoạn tiếp theo và sang năm 2025 vẫn còn nhiều bất ổn, đặc biệt là trước nguy cơ Mỹ tái áp đặt thuế quan.

Theo số liệu mới nhất, chính sách nới lỏng đã góp phần giúp doanh số bán bất động sản tháng 10/2024 giảm nhẹ chỉ còn 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cải thiện đáng kể so với mức giảm 11% của tháng trước đó.

Giá nhà cũ tại các thành phố lớn cũng đã tăng trong khi mức giảm tại các thành phố nhỏ hơn được thu hẹp. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản vốn đang gặp nhiều khó khăn của Trung Quốc.

Cùng với đó, tiêu dùng xã hội cũng tăng tốc với mức tăng trưởng hàng năm là 4,8% trong tháng 10. Các chương trình khuyến mại như “đổi cũ lấy mới” cùng với sự khởi động sớm của mùa mua sắm 11/11 đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu mua sắm.

Đặc biệt, doanh số bán hàng điện tử gia dụng, ôtô, mỹ phẩm và đồ dùng thể thao giải trí đều tăng trưởng mạnh, lần lượt là 39%, 4%, 40% và 27% trong tháng trước.

 

Tin vui cũng đến từ lĩnh vực xuất khẩu khi tăng trưởng đạt 12,7%, vượt xa kỳ vọng của thị trường và tăng mạnh so với mức 2,4% của tháng Chín. Xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm và các sản phẩm chủ lực đều ghi nhận mức tăng đáng kể.

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế tổng thể của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn sáng sủa. Đầu tư vào tài sản cố định chỉ tăng trưởng ở mức 3,4% trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) tiếp tục giảm.

Triển vọng năm 2025 cũng được dự báo kém lạc quan hơn, với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế có thể giảm xuống còn 4%. Nguyên nhân chính được cho là do nguy cơ Mỹ áp đặt lại thuế quan dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng với những khó khăn dai dẳng của thị trường bất động sản.

Đối mặt với những thách thức này, Chính phủ Trung Quốc đã và đang triển khai một loạt các chính sách hỗ trợ, bao gồm việc phát hành thêm 400 tỷ nhân dân tệ nợ chính quyền địa phương, đẩy nhanh việc sử dụng 2.300 tỷ nhân dân tệ nợ đặc biệt địa phương có sẵn trong kế hoạch ngân sách tài chính, phát hành thêm 2.000 tỷ nhân dân tệ nợ địa phương đặc biệt, cũng như điều phối và chuyển giao các nguồn vốn sẵn có khác.

 

Ngoài ra, Trung Quốc còn cắt giảm lãi suất thế chấp và tiếp tục các chương trình trợ cấp tiêu dùng.

Hội nghị Công tác kinh tế Trung ương dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới sẽ là dịp để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thảo luận và đưa ra các biện pháp chính sách cụ thể hơn, nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dự kiến, các nội dung này sẽ được công bố chính thức tại Hội nghị Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng 3/2025.

Mặc dù những nỗ lực của chính phủ đang mang lại một số kết quả khả quan nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn đối mặt với nhiều biến số khó lường, đặc biệt là từ các tác động bên ngoài./.

 

Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio De Janeiro, Brazil. (Ảnh: AA/TTXVN)

Trung Quốc kêu gọi xây dựng nền kinh tế thế giới hợp tác, bền vững và đổi mới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng cần xây dựng một nền kinh tế thế giới mang tính hợp tác, bền vững và đổi mới trước những thách thức toàn cầu ngày càng nghiêm trọng.

(TTXVN/Vietnam+)
9 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 787
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 787
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87032896