Tranh chấp ở Địa Trung Hải: Thổ Nhĩ Kỳ không muốn bị EU trừng phạt 

Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến tranh chấp với Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải.
Tranh chấp ở Địa Trung Hải: Thổ Nhĩ Kỳ không muốn bị EU trừng phạt

Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến tranh chấp với Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố như vậy ngày 14/9 trên đài truyền hình NTV của nước này, một ngày sau khi một tàu thăm dò của Thổ Nhĩ Kỳ rút ra khỏi vùng biển tranh chấp.

Ông Cavusoglu nói ông không muốn các lãnh đạo EU, vốn đã nhất trí về các biện pháp trừng phạt vừa phải đối với Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ có các bước đi tiếp theo vào tuần tới, cho dù ông không loại trừ điều này.

[Hy Lạp hoan nghênh tàu Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi khu vực tranh chấp]

Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ: "Quyết định đó (của EU) có thể chống lại các tàu bè, các doanh nghiệp và các cá nhân của chúng tôi. Họ đã có những quyết định như vậy trong quá khứ. Chúng tôi có từ bỏ quyết tâm (về chủ quyền) của mình không. Không, quyết tâm của chúng tôi còn tăng lên."

Ông Cavusoglu tái khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đàm phán không có điều kiện tiên quyết, tuy nhiên nói thêm tàu nghiên cứu địa chấn Oruc Reis sẽ sớm nối lại hoạt động sau khi cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/9.

Người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ibrahim Kalin ngày 14/9 rằng một giải pháp hòa bình có thể đạt được và "Hy Lạp và các nước EU không nên bỏ lỡ cơ hội ngoại giao và cần có các bước đi có đi có lại."

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cũng tuyên bố việc tàu khảo sát địa chấn Oruc Reis trở về gần vùng bờ biển phía Nam của nước này không có nghĩa là Ankara từ bỏ các quyền của mình ở Đông Địa Trung Hải.

Bộ trưởng Akar nêu rõ việc tàu Oruc Reis trở về nằm trong kế hoạch hoạt động của tàu này.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ gần đây triển khai tàu thăm dò địa chất Oruc Reis tới vùng biển tranh chấp với Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải đã gây ra những căng thẳng mới giữa hai nước, thậm chí hai nước tiếp tục leo thang căng thẳng với nhiều hoạt động quân sự trên biển.

Hy Lạp - quốc gia thành viên của EU - đã nhiều lần hối thúc khối này áp dụng các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển tranh chấp./.

Thúc Anh (TTXVN/Vietnam+)

 

273 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1062
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1062
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87084145