Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO 

Ông Biden nói Thụy Điển và Phần Lan có các thể chế dân chủ, quân đội, nền kinh tế mạnh mẽ và minh bạch, đáp ứng mọi yêu cầu của NATO, đồng thời nhấn mạnh Phần Lan và Thụy Điển làm cho NATO mạnh hơn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO

Ngày 19/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thể hiện sự ủng hộ cho các đơn của Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho rằng việc bổ sung hai quốc gia Bắc Âu sẽ củng cố liên minh.

Ông Biden nói sau cuộc họp tại Nhà Trắng với các nhà lãnh đạo của cả hai nước rằng Thụy Điển và Phần Lan có các thể chế dân chủ, quân đội, nền kinh tế mạnh mẽ và minh bạch, đáp ứng mọi yêu cầu của NATO, đồng thời nhấn mạnh Phần Lan và Thụy Điển làm cho NATO mạnh hơn.

Tổng thống Biden cũng khẳng định một NATO đoàn kết, mạnh mẽ là nền tảng an ninh của Mỹ.

[Tổng thống Mỹ gặp lãnh đạo Thụy Điển và Phần Lan tại Nhà Trắng]

Tổng thống Biden bày tỏ niềm tin rằng cả hai nước trên sẽ được chấp nhận tham gia liên minh, bất chấp sự phản đối gay gắt từ Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia cũng là một thành viên NATO.

Ông Biden kêu gọi Thượng viện phê chuẩn tư cách thành viên NATO của các quốc gia "một khi quan điểm của tất cả các đồng minh được giải quyết và NATO thông qua các nghị định thư gia nhập."

Tại Mỹ, Thượng viện phải thông qua bất kỳ Hiệp ước NATO sửa đổi mới nào.

Tổng thống Biden cho biết chính quyền sẽ đệ trình Quốc hội Mỹ báo cáo về việc hai nước trên gia nhập NATO, trong đó vấn đề này dự kiến sẽ có sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội.

Cuộc gặp của Tổng thống Biden ngày 19/5 với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đã được lên kế hoạch vào đầu tuần này và diễn ra ngay trước khi ông Biden dự kiến khởi hành một chuyến đi đến châu Á, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời điểm này.

Các yêu cầu chính thức gia nhập NATO đã được Phần Lan và Thụy Điển đệ trình ngày 18/5.

Tuy nhiên, sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các thành viên mới đã tạo ra một mức độ không chắc chắn về việc liệu những yêu cầu đó cuối cùng có thành công hay không.

Tất cả 30 thành viên hiện tại của NATO cần phải ký kết với các quốc gia mới đang tìm cách gia nhập liên minh.

Sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ bắt nguồn từ những cáo buộc rằng cả hai nước trên đều chứa chấp các thành viên của Đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhóm bị Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ coi là tổ chức khủng bố./.

Đại Thắng (TTXVN/Vietnam+)

 

344 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 568
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 568
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87222021