Tòa Quốc tế xử Monsanto về tội ác chiến tranh Việt Nam  

(Tin tức 24h) - Tòa Quốc tế Monsanto kết luận, công ty Monsanto phạm nhiều tội danh, trong đó có tội hủy diệt môi trường và gây tổn hại nghiêm trọng đối với người Việt Nam.

Theo AP, ngày 18/4, Tòa án Quốc tế Monsanto tại La Hay, Hà Lan do các nhóm các nhà hoạt động thiết lập đã công bố kiến nghị tham vấn về các cáo buộc tập đoàn Monsanto (trụ sở tại St. Louis, Missouri, Mỹ) vi phạm nhân quyền và hủy hoại sinh thái.

Monsanto là công ty công nghệ sinh học của Mỹ từng sản xuất chất độc da cam mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam.

Toa Quoc te xu Monsanto ve toi ac chien tranh Viet Nam
Một nhóm hoạt động vì môi trường tại Brussels (Bỉ) bày tỏ sự phản đối với Tập đoàn

6 tội ác của Monsanto

Phiên tòa đã xem xét 6 vấn đề chính liên quan tới các hoạt động của Monsanto. Trong vài tháng qua, 5 thẩm phán nổi tiếng thế giới của Tòa án Quốc tế Monsanto đã lắng nghe 30 nhân chứng và các chuyên gia từ 5 châu lục nói về các vấn đề được đưa ra ra tòa.

Đối với 4 vấn đề liên quan tới các vấn đề về nhân quyền, tòa kết luận rằng Monsanto đã ''đã tham gia vào các hoạt động gây tác hại tới các quyền của con người về một môi trường và lương thực lành mạnh và sức khỏe tốt''.

 Tòa án cho hay, Monsanto đã làm ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe các các nông dân và những người khác khắp thế giới khi sản xuất và bán nhiều loại hóa chất nguy hiểm, như thuốc diệt cỏ Roundup, và các loại hạt giống biến đổi gen.

Vấn đề thứ 5 liên quan tới sự đồng lõa của Monsanto trong các tội ác chiến tranh trong cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Theo đó, trong giai đoạn (1962-1973), hơn 70 triệu lít chất độc da cam (chứa dioxin) đã được rải xuống gần 2,6 triệu héc-ta đất tại Việt Nam.

Hoạt động này gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với người dân Việt Nam. Hóa chất đó cũng gây tổn hại cho các binh sĩ Mỹ và các nước khác, gây ra các vụ kiện tụng về sự liên quan của Monsanto trong cuộc chiến.

Về vấn đề thứ 6, tòa án kết luận rằng nếu tội sử dụng ''thuộc hủy diệt sinh thái'' được thừa nhận trong luật hình sự quốc tế thì các hoạt động của Monsanto đã phạm phải tội danh như vậy.

Khi đi đến kết luận này, tòa án nhấn mạnh rằng tội sử dụng thuộc hủy diệt sinh thái nên được quy định chính xác và rõ ràng và được khẳng định bởi luật hình sự quốc tế.

Các thẩm phán đánh giá,l đã đến lúc đề nghị thiết lập một khái niệm pháp lý mới về tội ác hủy diệt môi trường và sửa đổi vấn đề này trong Quy chế Rome. Đó là quy trách nhiệm cho chủ thể doanh nghiệp (pháp nhân) trong tội ác hủy diệt môi trường vì lâu nay chỉ có cá nhân được xem là chủ thể chịu trách nhiệm (thể nhân).

Có thể sử dụng kết quả phiên tòa để kiện Monsanto

Kiến nghị tham vấn công bố ngày 18/4 được xem như kết luận cuối cùng của tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye.

Do đây là phiên tòa công dân nên về mặt pháp lý, kiến nghị tham vấn không có giá trị ràng buộc.

Trước đó, hồi tháng 10/2016, Monsanto tuyên bố tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye ''vừa đá bóng vừa thổi còi'' nên Monsanto không thừa nhận kết luận phiên tòa.

Chủ tọa phiên tòa Françoise Tulkens, nguyên thẩm phán Tòa án Nhân quyền châu Âu, đánh giá rằng cho dù Monsanto từ chối đến dự phiên tòa theo lời mời của bà, kiến nghị tham vấn vừa công bố vẫn giữ nguyên giá trị.

Trong cuộc phỏng vấn với  Le Monde bà  Françoise Tulkens cho biết, đây là bản án về pháp luật, không có phiên tòa với hai bên đối đầu nhau, tuy nhiên phiên tòa đã đưa ra kết luận dựa theo nhiều báo cáo và chứng cứ được thừa nhận.

Bà nhận xét kiến nghị tham vấn đã đưa ra khái niệm mới về tội ác hủy diệt môi trường và sẽ giúp các nước tôn trọng các quyền cơ bản tốt hơn nữa.

Ngoài ra, các nạn nhân của Monsanto cũng có thể sử dụng các luận điểm pháp lý trong kiến nghị tham vấn để kiện Monsanto. Kiến nghị tham vấn sẽ được chuyển đến LHQ, Tòa án Hình sự quốc tế, Ủy ban Nhân quyền LHQ và Monsanto.

Trường An

528 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 689
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 689
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78110621