“Khi dân thường tiếp tục chịu đựng cuộc khủng hoảng, họ phải nếm trải tình cảnh bạo lực, di dời nhà cửa thì việc hỗ trợ nhân đạo kịp thời và hiệu quả là rất quan trọng”, ông said William Barriga – người đại diện IOM tại Nam Sudan cho biết.
Ông khẳng định: “Chúng tôi vẫn cam kết đáp ứng các nhu cầu của họ và tiếp cận những người dễ bị tổn thương nhất, dù họ ở nơi đâu”.
Ước tính có khoảng 7 triệu người trên khắp quốc gia châu Phi này cần được hỗ trợ nhân đạo, trong đó bao gồm 1,9 triệu người phải di dời nhà cửa ở phạm vi trong nước.
Nếu được tài trợ đầy đủ, số tiền kêu gọi nói trên nhằm mục tiêu tiếp cận khoảng 1 triệu người mất nhà cửa, các cộng đồng tiếp nhận họ cũng như các cộng đồng tiềm năng cho người tị nạn và người di cư quay trở về trong năm 2018.
Các chương trình của IOM chủ yếu tập trung vào việc cung cấp cứu trợ, cũng như hỗ trợ việc chuyển đổi, quản lý người di cư.
Ngoài ra, để phù hợp với Kế hoạch Ứng phó Nhân đạo tại Nam Sudan, IOM cũng sẽ tiếp tục các hoạt động ứng phó nhân đạo trong quản lý và điều phối trại, giám sát và theo dõi hoạt động di dời, hỗ trợ y tế, nơi ở và các mặt hàng phi thực phẩm cũng như các hỗ trợ về thể chất và tinh thần, nước uống và vệ sinh môi trường,…
Tình hình nhân đạo ở Nam Sudan trở nên tồi tệ kể từ khi mâu thuẫn chính trị giữa Tổng thống Salva Kiir và Phó Tổng thống Riek Machar biến thành một cuộc xung đột vào tháng 12/2013. Bối cảnh xung đột kéo dài hơn 4 năm qua đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, thậm chí sang cả các nước láng giềng như: Sudan, Ethiopia, Kenya và Uganda…./.
Kiều Giang (theo UN)