Thượng nghị sỹ Mỹ thúc đẩy bỏ phiếu ngăn bán vũ khí cho Saudi Arabia 

Ngày 18/6, Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Menendez đã bắt đầu thúc đẩy việc bỏ phiếu nhằm ngăn chặn kế hoạch của Nhà Trắng bán vũ khí trị giá 8 tỷ USD cho Saudi Arabia và UAE.
Thượng nghị sỹ Mỹ thúc đẩy bỏ phiếu ngăn bán vũ khí cho Saudi Arabia

Ngày 18/6, Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Menendez đã bắt đầu thúc đẩy việc bỏ phiếu nhằm ngăn chặn kế hoạch của Nhà Trắng bán vũ khí trị giá 8 tỷ USD cho Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UEA) mà không có sự đồng ý của Quốc hội.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Thượng nghị sỹ Menendez, thành viên cao cấp nhất của đảng Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã yêu cầu Thượng viện chuyển sang xem xét ngay lập tức dự luật không chấp thuận một trong các thỏa thuận cho phép Tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ bán vũ khí có khả năng dẫn đường chính xác cho Saudi Arabia.

Đây là dự luật đầu tiên được thúc đẩy đưa ra bỏ phiếu trong số 22 dự luật phản đối viêc bán vũ khí quân sự cho Saudi Arabia do các nhà lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đưa ra vào tháng trước nhằm phản đối quyết định của Tổng thống Donald Trump khi bán vũ khí cho Saudi Arabia mà không cần Quốc hội thông qua bằng cách tuyên bố rằng căng thẳng đang diễn ra với Iran đã gây ra tình trạng khẩn cấp quốc gia.

[Đức bất đồng với Anh, Pháp vì lệnh cấm bán vũ khí cho Saudi Arabia]

Các nghị sỹ phản đối thỏa thuận bán vũ khí cho Saudi Arabia cho rằng Saudi Arabia phải chịu trách nhiệm về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời không muốn Mỹ sẽ góp phần gây ra thảm họa nhân đạo tại Yemen, nơi Saudi Arabia và UAE đang chiến đấu chống lại phiến quân Houthi.

Theo Thượng nghị sỹ Menendez, Saudi Arabia đã sử dụng loại đạn được dẫn đường chính xác, hay còn gọi là PGM, khiến nhiều dân thường vô tội thiệt mạng trong khi tiến hành các chiến dịch ở Yemen.

Hiện các nhà lập pháp đang thảo luận một thỏa thuận về cách thức và thời điểm để Thượng viện tiến hành bỏ phiếu. Nếu không đạt được thỏa thuận, mỗi nghị quyết trong tổng số 22 nghị quyết sẽ được đưa ra thảo luận trong vòng 10 giờ.

Các dự luật này dự kiến sẽ nhận được sự ủng hộ từ lưỡng đảng để được thông qua tại cả Hạ viện và Thượng viện. Tuy nhiên, để trở thành luật và đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống Trump, Quốc hội Mỹ lại cần đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ./.

Đặng Huyền (TTXVN/Vietnam+)

 

450 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 532
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 532
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88176909