Thủ tướng: Việc xây dựng pháp luật ngày càng nền nếp, chất lượng 

Chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng Sáu, Thủ tướng cho rằng việc xây dựng pháp luật ngày càng vào nền nếp, chất lượng nhưng vẫn còn những hạn chế cần rút kinh nghiệm. Phạm Tiếp (TTXVN/Vietnam+)
Thủ tướng: Việc xây dựng pháp luật ngày càng nền nếp, chất lượng

Ngày 29/6, tại Trụ sở Chính phủ, Chính phủ đã họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp.

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Trong phiên họp này, Chính phủ xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung đề nghị xây dựng pháp luật: Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo; Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất; về việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ cho biết thực hiện một trong ba đột phá chiến lược, từ năm 2022 đến nay, Chính phủ duy trì đều đặn hằng tháng có một phiên họp xây dựng pháp luật, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế; nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu và dành nguồn lực tập trung xây dựng thể chế, pháp luật.

[Công tác xây dựng pháp luật được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt]

Việc xây dựng pháp luật ngày càng vào nền nếp, chất lượng. Công tác phối hợp với Quốc hội trong xây dựng pháp luật ngày càng chặt chẽ. Do đó, các dự thảo luật khi được trình tạo được sự đồng thuận cao.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần rút kinh nghiệm, khắc phục như: việc tập trung nguồn lực và sắp xếp, bố trí cán bộ cho xây dựng pháp luật còn hạn chế. Tiến độ xây dựng pháp luật có lúc, có nơi còn chưa đảm bảo. Do đó, các Bộ trưởng, Trưởng ngành cần tập trung nhiều hơn để năng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ xây dựng pháp luật, tránh việc khi đưa luật vào thực hiện vẫn gặp vướng mắc.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 10 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua 9 dự án Luật, cho ý kiến 8 dự án Luật, trong đó có nhiều đạo luật khó, phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau. Chính phủ và các bộ, ngành phải tập trung nguồn lực để chuẩn bị tốt, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng pháp luật.

Thu tuong: Viec xay dung phap luat ngay cang nen nep, chat luong hinh anh 2Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Các luật, quy định phải sát tình hình thực tế và khả thi; tháo gỡ được vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý mới khơi thông ngồn lực cho sự phát triển, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường giám sát, kiểm tra, khen thưởng, xử lý kỷ luật kịp thời...

“Các bộ, ngành, cơ quan chủ trì xây dựng các luật phải phải tổng kết, đánh giá việc thực hiện các luật; nêu ra những điểm mới; những điểm cần phải sửa; những điểm cần hoàn thiện, bổ sung... Các luật, quy định phải đảm bảo thông thoáng; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, truyền thống văn hóa, lịch sử; khơi thông nguồn lực cho sự phát triển, vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới," Thủ tướng yêu cầu./.

Phạm Tiếp (TTXVN/Vietnam+)
456 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Giáo dục

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 514
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 515
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84192570