Thử thách cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương 

(Chinhphu.vn) - Sau những căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh chiến lược châu Âu về thuế nhôm, thép cũng như sự bế tắc tại Hội nghị G7 thì Hội nghị Thượng đỉnh NATO lần này sẽ là một thử thách cho mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương.
Thử thách cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Trong 2 ngày 11, 12/7 tới, Hội nghị Thượng đỉnh khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ diễn tại Brussels (Bỉ).

Hội nghị này được cho là “thử thách” trong lĩnh vực quân sự giữa hai bờ Đại Tây Dương.

Một điểm đáng chú ý mà Mỹ nhắm đến là vào đầu tháng 5/2018, trong cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại trụ sở mới của NATO ở Brussels, Tổng thống Donald Trump tuyên bố có tới 23/28 quốc gia thành viên không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chưa đóng góp đúng những gì phải làm, có nghĩa là chưa đạt mức tối thiểu dành 2% GDP cho ngân sách quốc phòng mà hạn chót cho lộ trình gia tăng này là đến năm 2024.

Trước đòi hỏi này, các đồng minh của Mỹ đã tăng mức chi tiêu quốc phòng, đồng thời cam kết sẽ cố gắng dành 20% chi tiêu quốc phòng để mua sắm trang thiết bị cho tới trước năm 2024.

Theo đó, Pháp công bố dự thảo ngân sách quốc phòng giai đoạn 2018-2025 với mức tăng 40% khoản chi ngân sách, từ 34,2 tỷ lên 54 tỷ euro. Với kế hoạch này, Pháp tiến gần hơn tới mục tiêu tỉ lệ chi ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP mà NATO yêu cầu đối với các nước thành viên.

Tuy vậy, lần này, trước khi diễn ra hội nghị NATO, trong một bức thư thư gửi tới lãnh đạo các nước Đức, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Na Uy và Hà Lan, Tổng thống Mỹ yêu cầu các đồng minh tăng chi tiêu quân sự để giảm bớt gánh nặng cho Mỹ .

Lý do là hiện nay, toàn bộ 28 quốc gia thành viên NATO dành hơn 900 tỷ euro cho cho tiêu quốc phòng, trong đó, chỉ riêng Mỹ đã đóng góp trên 70% với 664 tỷ euro, trong khi các nước thành viên NATO ở châu Âu chỉ đóng góp 240 tỷ euro…

Rõ ràng, “vấn đề đóng góp chi tiêu quân sự” sẽ chủ đề chính Hội nghị Thượng đỉnh NATO mà Tổng thống Mỹ Trump đã không ít lần lên tiếng đòi hỏi. Nếu yêu cầu này không được các thành viên đáp ứng thì mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương về quân sự có thể sẽ xuất hiện rạn nứt.

Đây là điều mà nhiều thành viên NATO ở châu Âu không mong muốn, nhất là bối cảnh an ninh của châu lục này đang đứng trước những thách thức mới.

Tuyết Minh (tổng hợp)

287 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1532
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1532
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88994876