Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thống kê của Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm và vốn tư nhân châu Phi (AVCA) và Hiệp hội Đầu tư tư nhân của các thị trường mới nổi (EMPEA) cho thấy nếu không tính các quỹ về hạ tầng cơ sở và bất động sản, AFIV đã thu hút được lượng tài chính lớn nhất cho lục địa Đen kể từ tháng 9/2016 đến nay.
Để đạt được thành công cho AFIV, ECP đã tổ chức 4 hội nghị đầu tư ở 7 nước và tạo được hiệu ứng rất tích cực.
AFIV có thành phần tham dự đa dạng nhất so với các lần tổ chức trước đó, với hơn một nửa các nhà đầu tư đến từ châu Phi, trong đó có một loạt quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm của châu lục.
Các đối tác ngoài lục địa bao gồm các quỹ hưu trí công và tư nhân, các quỹ đầu tư quốc gia, các quỹ chi nhánh, các nhà đầu tư khu vực tư nhân như Tổ chức Tài chính Phát triển (DFI), Công ty Đầu tư Phát triển Đức (DEG), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) và Tập đoàn Đầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC)...
[Trung Quốc "ve vuốt" châu Phi bằng chính sách "ngoại giao bẫy nợ"?]
ECP tiếp tục chiến lược tập trung vào các khoản đầu tư đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản hoặc các yêu cầu kinh doanh quan trọng.
AFIV dành ưu tiên trên bốn lĩnh vực cốt lõi ở cấp độ toàn châu lục gồm dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, viễn thông, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và hậu cần.
Thông qua quỹ mới này, ECP dự kiến sẽ tập trung thúc đẩy các kinh nghiệm tốt nhất về môi trường, xã hội và quản trị, cũng như tạo cơ hội kinh tế bình đẳng cho mọi thành viên ở các quỹ đầu tư trực thuộc.
Đặt trụ sở tại Mỹ và có hơn 18 năm kinh nghiệm đầu tư cổ phần tư nhân ở châu Phi, ECP đã thành công trong hơn 60 giao dịch và 40 lần đầu tư mạo hiểm. ECP đã huy động được hơn 3 tỷ USD vốn tăng trưởng thông qua các quỹ và các hợp tác đầu tư.
ECP chủ trương tìm kiếm các cơ hội có thể để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân khẩu một cách cơ bản và lâu dài góp phần thúc đẩy tăng trưởng của châu Phi. ECP đang điều hành 6 văn phòng tại các trung tâm kinh tế ở châu Phi./.